Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Thân - Tâm - Mệnh

Thân không ngoài Tâm, Tâm cũng không ngoài Thân.
Mệnh không ngoài Thân, Thân cũng không ngoài Mệnh.
Vì Tâm không ngoài Thân mà Mệnh cũng không ngoài Thân nên Tâm sao thì Mệnh vậy, Mệnh sao thì Thân vậy. Thế mới nói Mệnh và Tâm chẳng khác. Thân sao thì Mệnh và Tâm cũng theo nhau như thế.
Nên Thân làm việc gì có lỗi thì chẳng nên đổ thừa do Mệnh mà hãy xét lại Tâm mình vậy.
Thân có bệnh mà Tâm cũng không sửa, lại sợ này sợ kia...Rốt cuộc bệnh lại thêm nặng, hóa ra Mệnh ta ra thế nào có phải là do Trời đâu, do Ta cả mà thôi.
Tâm mà không sửa thì dù có dùng bùa, phép, ngải, thư, ếm...gì cũng chỉ trị đằng ngọn mà không trị đằng gốc. Không trị đằng gốc thì chữa hoài bệnh cũng chẳng khỏi được.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Xanh - Đỏ

Sáng một ngày mùa Đông, không khí trở nên mát lạnh dễ chịu vô cùng. Ta vẫn thế, thong thả, nhâm nhi cafe nóng, dành ít phút trong ngày để chiêm nghiệm chuyện thế giới và Dịch.

Nếu có ai đó nghĩ rằng ta chỉ sống rồi nhìn đời bằng Dịch với ý rằng ta chỉ có vậy, chẳng chịu nhìn ở góc độ khác thì thật là chẳng hiểu ta, mà cũng chẳng hiểu gì về Dịch rồi. Dịch nào có phải là Dịch, mà cũng chẳng phải cái không Dịch. Gọi là Dịch vậy thôi. Dịch không ở đâu ngoài cuộc sống này bởi Dịch chẳng nằm ngoài vũ trụ. Ta nhìn đời bằng Dịch nghĩa là ta nhìn đời bằng bất cứ thứ gì có thể được. Vậy thôi !

Nhân nay thấy chuyện thiên hạ phân tranh, nhìn quân cờ Xanh - Đỏ ta thấy được quẻ Tốn, thấy cảnh gió thổi trên trời mà gió cũng thổi nơi mặt đất. Chiến tranh chẳng phải đến từ súng đạn bày ra trên chiến trường mới là chiến tranh. Chiến tranh đến từ những tham, sân, si vặt vãnh thường ngày, lâu dần gom góp tích tụ đến mức phải bùng nổ... Đáng lẽ họ là những tâm hồn Càn vương đế, anh minh sáng suốt, ấy thế mà lại để bị khuyết mẻ bởi một Âm ở dưới vốn chỉ đáng cho kẻ tầm thường, làm cho hai bên tương chiến, dân chúng lầm than.

Sở dĩ kẻ ở vương vị, một tay vung ra khiến bao vạn người chết mà lương tâm chẳng chút cắn rứt là vì hắn đã cắt nhỏ lương tâm của hắn ra từng lát mỏng rồi chia đều cho bọn bá quan văn võ dưới quyền. Rồi mỗi kẻ trong bá quan lại tự cắt mỏng lương tâm của mình ra và chia cho đồng nghiệp. Chia dần chia dà, nhấm nháp đâu mất hết rồi tự an ủi cái tâm hồn đã xơ vữa ấy rằng "Tại vua lệnh chứ không phải tại mình... Cả triều đình nào đâu riêng ta..."

Rồi thì sao ?

Trên Gió mà dưới cũng Gió, vương vị nước này, tước hầu xứ kia, quan nhất phẩm, nhị phẩm... Rồi cũng chẳng cái nào đọng lại. Sự hả hê rồi cũng đi vào hư vô. Tất cả đều theo gió mà bay, thật vô thường, mông lung, như giấc mộng chợt đến rồi tan...

Như Trịnh Công Sơn từng hát:
"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Để làm gì em biết không ?
Để Gió cuốn đi...
Để Gió cuốn đi..."

Ngay cả tấm lòng mà sau cùng cũng phải để Gió cuốn đi, huống hồ là những thứ ấy...

Thiệt là...
"Sự đời như thể phù vân
Can qua cũng chỉ dăm ba tiếng cười"


Đừng nghĩ những gì tôi nói đều được tất cả chấp nhận. Dăm ba người gật gù là đủ rồi. 

-dongquangus-

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Áo và tôi

Sau cùng, dù có đi phóng sanh bao nhiêu lần, mang bao nhiêu cơm, áo, gạo, tiền cho người nghèo thì tất cả đều chỉ là phương tiện. Một phương tiện hết sức nhỏ bé trong vô vàn phương tiện trên con đường nhận thức chính mình mà thôi. Tất cả đều chỉ là phương tiện để ta học Biết mình đang ở đâu.

Việc từ thiện giống như chiếc áo, còn ta là chính ta. Không nên lẫn lộn ta và áo, không nên coi áo là ta. Áo chỉ là phương tiện cho ta giữ ấm, đi học, đi làm, ... Nếu coi áo là ta, ta sẽ mê đắm việc làm từ thiện, ta lấy từ thiện để tô vẽ, đánh bóng con người ta, nào là phải áo vải lụa tơ tằm hay hàng hiệu Pierre Cardin sao cho lịch lãm, sang trọng ra đường ai cũng phải trầm trồ. Để rồi lỡ khi có người chê ta xấu, ta cho rằng người ta chê con người ta. Thế là cái tôi bị xúc phạm, bao nhiêu công đức đều bốc cháy trong cơn sân hận như giấy đốt trên lửa ngọn...



-dongquangus-

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Suy nghĩ của cha

Sáng một ngày đầy mây, nắng le lói, không khí trở nên ẩm ướt như chuẩn bị cho trận mưa lớn sắp tới sau khi nhấp ngụm cafe nóng, tạm gác qua mấy việc vặt vãnh, ta ngồi nghĩ chuyện thế gian.

Ta nhớ một đêm tối trời, có người cha nọ băn khoăn suy nghĩ về cuộc đời và tương lai, nghĩ về số mệnh của mình không biết tương lai có còn được sống cùng các con hay không ?

Có lẽ đó là câu hỏi mà bất cứ người cha nào cũng sẽ có ít nhất một lần nghĩ đến trong đời nhưng tình cảnh mỗi người cha mỗi khác nên cái suy nghĩ tuy có cùng nội dung nhưng sẽ chẳng ai giống ai. Ta nhân duyên vậy nói riêng với người cha ấy thế này.

Luận rằng thời của Tốn là sự thuận tùy. Vì sao ? Đó là vì trên Tốn mà dưới cũng Tốn. Tốn là từ chỗ Càn ba hào dương mà chịu khuyết ở dưới một hào âm. Hai dương một âm, đó là tượng âm phục tùng dương. Vì trên cũng Âm phục tùng Dương mà dưới cũng thế nên gọi là thuận theo.

Vì sao lại thuận theo ?
Đó là vì Càn khuyết đi một mà lại là khuyết ở dưới nên có sự tình chi còn giấu trong lòng chẳng tiện nói ra. Vì có sự tình riêng mà lại thuận tùy theo tình cảnh nên mới nói đó là Tốn.

Tốn từ đâu mà ra ?
Bởi vì ngày xưa, Tốn đến từ chỗ Lữ. Lữ là đến chỗ tha hương.
Vì ngày xưa ta sống đời lữ thứ, ta đến ở rồi gá thân nhau chốn quê người. Vì thân lữ khách đã dừng chân nơi quán trọ, nhiều việc buộc ràng chẳng khác nào ngựa đã bị cột vào dây cương nên tâm tư mới đến chỗ Tốn ngày nay.

Vậy thì phải làm sao ?
Ta nói Hào Động là chỗ nhắc nhở của Thần.Hào động nói thế này:

"上九: 巽在床下, 喪其資斧, 貞凶.
Thượng cửu: Tốn tại sàng hạ, táng kì tư phủ, trinh hung."

Dịch là : Giấu diếm ở dưới sàng giường, coi chừng mất đồ hộ thân, nếu cứ giữ cái lối suy nghĩ như vậy thì sẽ có chuyện đấy !

Rồi sau cùng sẽ ra sao ?
Từ chỗ Tốn mà đến chỗ Tỉnh, đó là đến chỗ của sự trầm lắng .
Cha sẽ trầm lắng, việc nào thái quá cha sẽ kìm chế. Tất cả là vì con và chỉ có thế mới được ở bên con.

-dongquangus-


Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Rồi đây V.Putin sẽ ra sao ?

Đêm khuya thanh vắng, lúc mọi người ngủ say trừ những "cú đêm", ta hãy nói chuyện chính trị.
Vì sao ? Vì sáng ra ta bắt đầu ngày mới mà lại nói chuyện chính trị -vốn là cái thứ thị phi- thì sẽ chẳng hay.

Hỏi chứ thời gian gần đây, chuyện ngài Putin của nước Nga "một mình chống lại mafia" Mỹ và EU đã diễn biến thêm căng thẳng. Nhìn cái mặt ngoảnh đi hờn dỗi của Obama và cái nhíu mày ghen tỵ của Harper khi nhìn thấy Putin ở hội nghị G20 rồi thi thoảng tình cờ đọc mấy cái bình luận & status của mấy tay chính trị nghiệp dư xứ Vê-anh-nờ, ta tự hỏi rồi đây Putin sẽ ra làm sao ?

Liền đó ta thấy cảnh đổi thay, Gió thổi đưa Mây bay đi ngàn trùng... Nào lòng yêu nước nồng nàn hay mưu đồ vương bá. Mặc lòng, sự nghiệp chính trị rồi cũng như nước chảy mây trôi, về nơi vô cùng, chẳng thể biết đi đâu về đâu.

Nói vậy có đáng tiếc chăng ?
Chẳng có gì đáng tiếc cả.
Gió thổi mây bay nhưng mây bay là để đem nước mưa đến tưới tắm muôn loài đó. 
Giải tán cái cũ (mây) để đem đến cái mới (mưa) tốt hơn vậy. Như đạo lý Vô thường, Tan rồi Hợp, Hợp rồi Tan. Tan chưa hẳn xấu, Hợp chưa chắc vui. 

-dongquangus-

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Công Phượng

Sáng ngày đẹp trời, nắng vàng hanh, gió man mát, ta bèn đem chuyện hôm qua của môn đồ cùng đọc chuyện hôm nay về anh chàng Công Phượng. Ta nói thế này :

Ích là chỗ của Càn ở trên mà bớt đi một Dương để thành Tốn, Khôn ở dưới mà bớt đi một Âm để hướng lên thành Chấn. Trên bớt nói nhiều, dưới nhịn một lời thì đôi bên đều có lợi ích.

 
Quẻ Ích có câu :
"六二: 或益之十朋之龜 弗克違, 永貞吉.王用享于帝, 吉.

Lục nhị: Hoặc ích chi thập bằng chi qui, phất khắc vi, vĩnh trinh cát. Vương dụng hưởng vu đế, cát.
Dịch là: Thình lình có người giúp cho mình một con rùa lớn đáng giá mười “bằng”, không từ chối được, rất tốt. Nếu là vua dùng đức để tế Thượng Ðế, Thượng Đế cũng hưởng, mà được phúc, tốt."
Điều đó nghĩa là để ghi bàn vào lưới đối phương, lập công đạt được danh hiệu thì anh cũng phải nhờ yếu tố may mắn gồm cả từ sự giúp đỡ của người khác. Vì may mắn ấy đến từ "Thượng Đế", anh không từ chối được nên mới xảy ra chuyện như báo đài râm ran.

 
Quẻ Ích lại nói tiếp:
"
上九: 莫益之或擊之.立心勿恆, 凶.
Thượng cửu: Mạc ích chi hoặc kích chi. Lập tâm vật hằng, hung.

Dịch: Hào trên cùng, dương: Không ai làm ích cho mình mà có người đả kích mình nữa, là vì không giữ được hằng tâm (lòng luôn luôn tốt), xấu.
Giảng: Hào này dương cương, ở cuối quẻ ích, là có lòng cầu ích đến cùng cực, tất bị nhiều người oán; như vậy chỉ vì không giữ được hằng tâm."

 
Đến đây hào này đã vừa thuộc Công Phượng mà cũng đã ở quan ngoại, tức cũng là nói đến báo đài. VTV đã đi hơi quá xa và đó là điều không còn lợi ích nữa bởi đây đã là đỉnh của Ích rồi. Việc chỉ ra sai phạm là tốt nhưng nói nhiều quá hóa ra thành cái đồ nhiều chuyện. Nếu VTV cứ tiếp tục cái lối này sẽ chẳng khá hơn một tờ lá cải.

 
Phần Công Phượng thì chỉ cần giữ cho được cái "hằng tâm" của mình, đó chẳng qua chỉ là một cái hố trên con đường không hề bằng phẳng mà anh cần phải tránh để rồi sau đó lại có những điểm đến còn lợi ích hơn nhiều và hãy lưu ý lần nữa ở hai chữ "Hằng Tâm".

-dongquangus-

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Việc đã thành chưa ?


Trưa ngày nắng nhẹ, trong bầu không khí vẫn còn như ngồn ngột, sau khi cơm nước xong, ta thư thả nằm dài, những nghĩ là sẽ nghỉ ngơi nhưng rồi có người đến hỏi về Ký Tế. Thế là việc này vừa xong, việc khác lại tới, ta lại nhân duyên ấy mà nói.

Nước ở trên mà chảy xuống, lửa nóng mà ở dưới hướng lên. Nước chủ về Trí, Hỏa chủ về Lễ. Người có Trí vốn ở trên, trình độ cao mà biết hạ mình, đến với người trình độ thấp, tức là biết khiêm nhường, có Lễ mà chịu ở dưới nhưng biết hướng về Trí tức là người biết cách cư xử. Vừa có trình độ kiến thức mà vừa biết cách sống, biết cách ứng xử tức là người có tri thức, thế thì làm việc gì cũng thành, nên gọi là Ký Tế.
Ký Tế nghĩa là việc đã thành.
Thế nhưng sao quẻ lại nói "Sơ cát, chung loạn" (nghĩa là hồi đầu tốt, sau thì loạn) ? 
Đó là vì Dịch là biến dịch, sự biến dịch là bất dịch, đạo của vũ trụ là vĩnh viễn chẳng dừng nghỉ, không có gì ngừng vận động dù đó là vật chất hay phi vật chất, thế nên cái gì hoàn thành rồi nghĩa là chưa hoàn thành. Việc nào hoàn thành thì việc mới sẽ đến, cứ thế mãi. Việc lớn thành thì sẽ còn việc nhỏ. Việc nhỏ thành thì tiếp theo sẽ là việc lớn. Đời người cũng vậy, Sinh, Lão, Bệnh, Tử để rồi tiếp theo lại Sanh...Tử...Sanh... không có hồi kết. Nếu ai cho rằng việc mình làm đã xong rồi thôi, cứ thế dừng chân thì không đúng chân lý. 
Ví như một sinh viên đại học, suốt mấy năm miệt mài trên giảng đường, sau cùng cũng đã hoàn thành việc học của mình với tấm bằng tốt nghiệp. Nếu như sau đó anh ta thỏa mãn, suốt ngày ngồi chơi thay vì tiếp theo sẽ là học lên cao nữa hoặc đi làm việc để trao dồi vận dụng kiến thức đã học thì chẳng cần nói cũng biết về sau sẽ có hậu quả gì.
-dongquangus-
Đừng nghĩ lời tôi nói ở trên sẽ được tất cả chấp nhận, nhưng tốt hơn hết là phần đông đồng ý.

Khiêm

Chào ngày mới, khi mà sương mù hãy còn phơi màu trắng, ánh nắng vàng mọi ngày nay tạm bị mây che, không khí buổi sáng mà như hơi ngột ngạt của những buổi trưa hè, ta vẫn thế, nhâm nhi cafe, thư thả quan sát khắp nơi rồi nhân nhớ tháng này có ngày Lễ nhà giáo, ta bèn quay nhãn quan của mình vào nội tâm, ta quan sát "Bầy rồng không đầu" mà nghĩ về Đạo của quẻ Khiêm và về người thầy.

Nhìn Địa Sơn Khiêm, ta thấy núi cao mà đất lại ở thấp, thật đúng là kẻ biết khiêm nhường. Đất chẳng tranh cao như núi, biết hạ mình ở chân. Tuy ở chân hạ mình nhưng núi cũng từ đất mà ra. Trải qua năm tháng, Dịch là Biến Dịch, với bao lần vật đổi sao dời, chẳng chóng thì chày đất đỡ chân núi ngày nào nay chính là đỉnh núi. Người thầy ngày nay nào phải ai khác, cũng từng là đất ở chân núi ngày xưa đó thôi. Thế nên Khiêm mà chẳng mất gì cả, lại được khen nữa vậy.

Ví như đạo của người học trò, khi đối xử với người thầy, điều quan trọng nhất là phải khiêm hạ.

Vì sao ? Khiêm hạ đồng nghĩa tôn trọng. Ngược lại với khiêm là ngạo mạn, xem thường. Kẻ ngạo mạn ắt chẳng chịu nghe lời. Không chịu nghe lời tức chẳng chịu phân biệt Đúng-Sai. Không phân biệt đúng-sai ắt cũng chẳng nhận ra ai là thầy. Chẳng nhận ra thầy thì còn học ai và ở đâu được nữa.

Đến đây ta chợt nhớ truyện Tây Du Ký, Mỹ Hầu Vương kiêu căng, ỷ mình có võ nghệ, phép thuật, tự xưng là "Đại thánh ngang trời", coi trời bằng vung, đối mặt với Phật cũng chẳng khiêm nhường, tự cho mình có thể bay khỏi bàn tay Phật nên sau cùng bị "bùa" đè dưới núi Ngũ hành 500 năm.

Thực ra nào có phải Phật xài bùa chú gì đâu ?! Còn ông Phật chẳng phải ông Phật, lá bùa cũng chẳng phải là bùa gì cả, cái câu "Án ma ni bát di hồng" ghi trong ấy cũng chỉ là bức tranh nhiều màu cho câu chuyện thêm vui.  Đó chẳng qua chính là khi anh ngạo mạn, anh chẳng cần biết tới ai, kể cả chính Phật tánh chân chính trong tâm - vốn là người thầy chân chính nhất - anh cũng xem thường. Đi tiểu vào chính Phật tánh của mình thì anh còn tôn trọng, khiêm hạ với ai nữa chứ ? Nguyên lý của Dịch là hễ thái quá thì bất cập, nên sau cùng Quả cho ngạo mạn là phải bị đè bẹp.
500 năm chẳng phải là 500 năm. Đó chẳng qua chỉ là con số mô tả thời gian dài đằng đẳng để thấy rằng khi kiêu căng, anh chẳng nghe lời thì sẽ phải mất nhiều thời gian nữa mới hiểu được chân lý. 500 năm nằm không một chỗ, chẳng học thêm được tích sự gì, chẳng thầy lành bạn tốt nào tới cùng trao đổi. Cái giá cho sự ngạo mạn của Tề Thiên Đại Thánh thật đắt đỏ.

Kinh Dịch có 64 quẻ. Mỗi quẻ có 6 hào. Mỗi hào nói lên 64 sự việc. Mỗi sự việc có 64 tình huống. Mỗi tình huống ở mỗi hào có sự liên hệ mật thiết với các tình huống khác ở hào đó và với các hào còn lại. Tổng cộng 1 quẻ có lượng thông tin là 24.576 tình huống. Như vậy 64 quẻ Kinh Dịch chứa đựng 1.572.864 tình huống.

Chỉ một chữ "Khiêm" thôi mà đã có vô vàn chuyện để nói. Không biết bao giờ mới nói hết chuyện. Thôi, giờ ly cafe đã cạn, ta nói nhiêu đây. Hôm khác hữu duyên lại tiếp.

-dongquangus-

Đừng nghĩ lời tôi nói sẽ được tất cả chấp nhận. Dăm ba người gật gù là đủ rồi.





Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Nhìn bằng Phong Địa Quan

Chào ngày mới trong ánh nắng vàng ươm chớm đầu Đông, sau khoảng thời gian bận bịu thế tục, giờ bên ly cafe nóng ấm, ta ngồi nhâm nhi nghĩ về Dịch Kinh.

Ta lấy đức của quẻ Tổn mà Quan thế sự.


Ta thấy Quan, trên Phong dưới Địa, gió thổi trên đất, muông vật dao động làm ta nhớ những cánh hoa mai vàng rơi thong thả cùng những mảnh xác pháo hồng theo chiều gió ngày nào cách đây hơn hai mươi năm, nhớ khi ta chẳng ngủ mà ra ngoài bờ mương nằm ngắm những cành cây đong đưa, rì rào những buổi trưa hè nắng nóng, suy nghĩ miên man về mọi thứ xung quanh ...

Đương lúc lãng đãng với những ký ức ấy ta thấy nơi nơi chuyển động không ngừng, chẳng gì đứng yên dù đang đứng yên, chẳng gì nhúc nhích dù đang chuyển động. Ta thấy nhiều cặp mắt nhìn về một phía, lại có nhiều cặp mắt nhìn về các phía khác nhau, muông trùng cặp mắt, vô vàn góc nhìn. Ta nghĩ tầm nhìn mà cứ nhìn như trẻ nít, ấy chẳng phải đúng. Nhìn bằng cái nhìn của kẻ nhìn liếc xéo, nhìn trộm cũng chẳng phải đúng. Chỉ có nhìn lại bản thân mình, xét xem nên tiến hay lùi, động hay bất động thì mới không có lỗi.


Vì sao ?
Vì nhìn qua lăng kính trẻ thơ, thấy sao thì cho rằng vậy, ấy là ấu trĩ. Nhìn liếc xéo thì chẳng chăm chú được, sẽ khó mà nhìn kỹ. Nhìn trộm thì lại vội vàng, sao mà tường tận ? Nhìn chẳng kỹ thì đừng nên nói, nói ra ắt có bất cập. Chỉ có nhìn lại bản thân mình, nơi luôn có thời gian để coi coi việc ấy đúng không thì dù có nhìn đời bằng lăng kính nào cũng chả sợ vậy.

-dongquangus-

*Thường nay tôi nói điều này thì mai sẽ có ai đó cần đọc. 
Đừng nghĩ lời tôi nói sẽ được tất cả chấp nhận. Dăm ba người gật gù là đủ rồi.




Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Tổn gì mà chẳng tổn mình ?

Chào ngày mới, tuần mới, trong không khí không quá nóng, giữa bầu trời đầy mây không dày không mỏng, với cái mạng internet chập chờn, ta ngồi ngẫm về Kinh Dịch.

Ta dùng quẻ Quan mà thấy đức của quẻ Tổn.


Quẻ Tổn nói rằng "Tổn kỷ lợi nhân" nghĩa là tổn mình để lợi ích cho người. 


Thoạt đầu, nghe có vẻ không ổn, các "thầy miệt vườn" lập được quẻ này có lẽ sẽ cho rằng có điều bất ổn, sẽ tổn hại tiền tài, người vật... Nhưng nếu suy nghĩ thật kỹ, ta sẽ thấy chẳng tổn thất gì.


Thực ra, như Hào 6 quẻ nói : 

"上九: 弗損益之, 无咎.貞吉.利有攸往, 得臣无家.
Thượng cửu: phất tổn ích chi, trinh cát. Lợi hữu du vãng, đắc thần vô gia ."

Dịch là "Hào thượng: Làm ích cho người mà chẳng tổn gì cho mình mới không có lỗi. Chính đáng thì tốt, làm việc gì cũng không sợ bị thiệt hại, sẽ có người tốt giúp đỡ, chẳng phải chỉ nhà mình mới là nhà."


Thật là hay ! Hay quá !


Cái ta tổn mất mà không sợ bị thiệt hại là cái gì ? Chính là cái Tôi. 
Ta bỏ cái Tôi thì "Chẳng phải chỉ nhà mình mới là nhà" nghĩa là đất trời mênh mông, vũ trụ bao la, đâu cũng là nhà. Nếu ta coi "nhà của Tôi" là của ta thì ta chỉ có một cái nhà, khép lại chật chội trong bốn bức tường mà thôi. Giả sử làm vua có thể có một ngàn cái nhà thì số lượng nhà vẫn giới hạn ở đơn vị hàng ngàn. Giả sử làm vua thống trị địa cầu, có một tỷ cái nhà thì con số đó vẫn giới hạn ở đơn vị hàng tỷ trong khi đối với vũ trụ, số đơn vị nhà là không có giới hạn.
Tương tự, tiền của tôi, cơ ngơi làm ăn của tôi, quan điểm chính trị của tôi...cũng thế.

Vấn đề ích cho người là ích cái gì  ? Ta chẳng tổn cái gì ?

Hãy nhớ rằng tất cả mọi thứ bất kể đó là vật chất hay phản vật chất, là một cái gì đó có thể sờ, nắn, ngửi, nếm được hay là tinh thần đều nằm trong vũ trụ, tùy Thời và Điểm mà các thứ trong nó chuyển dịch ở chỗ này hay sang chỗ khác, để rồi khi tương tác với nhau lại quay về. Tiền bạc hay những lợi ích bản thân, đừng tưởng nó mất. Tất cả đều chuyển động và không hề ra khỏi vũ trụ. Không thứ gì có thể ra khỏi vũ trụ bởi không có cái gọi là "bên ngoài vũ trụ".



-dongquangus-



Đừng nghĩ quan điểm của tôi được tất cả chấp nhận, chừng dăm ba người gật gù là đủ lắm rồi.




Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Sai lầm về cái nhìn



Sau cùng, mọi nhận xét, phê bình của chúng ta về lăng kính nhìn đời của người khác đều dẫn đến sai lầm bởi ngay cái lúc nói về cái nhìn của người khác thì cũng là lúc chúng ta đang tự đặt mình "ngồi" vào cái góc nhìn của chính mình.

Trong khi đó thực sự không cách gì biết được người ta nhìn đời qua lăng kính nào và đời thì luôn có vô vạn góc nhìn không bao giờ kể xiết.

Vì sao ?

Chúng ta cho rằng một người tốt nghiệp trường cao cấp chính trị của ĐCS sẽ nhìn đời qua lăng kính của tư tưởng chính trị ĐCS hay một tay "Rân chủ" với não trạng của kẻ "hận vong quốc", mọi ngôn từ, văn phong đều "sặc mùi" chống Cộng sẽ nhìn qua lăng kính TBCN hay cho rằng một ông thầy chùa suốt đời sẽ nhìn đời qua lăng kính Phật giáo, đi đâu cũng nói chuyện về Phật.

Thực ra một con người, suy nghĩ của họ mênh mông còn hơn đại dương, làm sao "Lấy thước mà đo lòng người" ? Những gì họ nói mỗi ngày tại một góc đường, xó chợ chưa chắc đã là tất cả những gì của đời họ. Có khi đó chỉ là những câu nói cần nói ở đó, tại thời điểm đó cho một mục đích cụ thể, cho một việc làm cần làm... Sau khi nói xong, tại thời điểm khác, họ lại đến chỗ khác và lại thể hiện cái nhìn của mình qua lăng kính khác.


Ví dụ, chúng ta cho rằng một ông thầy chùa sẽ luôn nhìn đời qua lăng kính Phật giáo nhưng vấn đề Phật trong lòng ông ấy là Phật như thế nào ? Trong khi Phật trong lòng chúng ta là Phật như thế nào ? Nếu lấy Phật trong lòng chúng ta ra để nhận xét về Phật trong lòng ông ấy thì thật là ngạo mạn, sai lầm.

-dongquangus-

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Độc Dịch

Hải vũ nhược khai tân thế giới              

海宇若開新世界

Dân phong ưng nhập cổ hồng hoang  

民風應入古鴻荒

Thanh thần độc khởi quan Chu Dịch    

清晨獨起觀周易

Tiêu tức doanh hư vị dị tường               

消息盈虛未易詳

                                                 -Nguyễn Khuyến-

(Nếu đời mở khai tân thế giới,Người ta cũng nên theo nền nếp thuở xa xưa,Sáng sớm thức dậy, riêng mình ta đọc Dịch,
Hiểu rõ thế sự thay đổi không phải dễ.)

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Bàn về hai tuổi Bính Dần - Kỷ Tỵ

Thời gian vừa qua, ngẫu nhiên làm sao hay nói là hữu duyên cũng được, bỗng có nhiều đôi bạn trẻ cùng một tuổi : nam Bính Dần (1986), nữ Kỷ Tỵ (1989) đến hỏi mình liệu họ có lấy nhau được không ? 9/10 đôi đều tâm sự về việc có sự lo lắng vì người ta đồn hai tuổi này kỵ nhau, đa số là bị sự lo ngại, cản ngăn (có trường hợp rất dứt khoát) của cha mẹ ... với lý do họ đi hỏi thầy hoặc tự mua sách về coi bói nói hai tuổi ấy bị tuyệt mạng, kiêng kỵ không lấy nhau được, không cho lấy nhau.
Thiệt là...
Định kiến đến từ xã hội, khi người ta nói cái việc đó xấu thì có khi nó vốn tốt lại hóa thành xấu, chưa chắc xấu cũng thành xấu, vốn đã xấu lại càng xấu hơn. Một người nói xấu, người thứ hai, ba ăn theo cũng nói là xấu, rốt cuộc mười người, rồi đến trăm người nói theo mà chưa chắc đã biết đúng hay sai, khiến cho người nghe nửa tin nửa ngờ, rồi bụng bảo dạ kiêng cho lành, cữ cho chắc ăn...
Xem mệnh cũng vậy, ví như người ta cứ kháo nhau mấy câu đại khái "Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung" rồi cho rằng cứ hai đứa nào nằm trong bốn cái Chi này là không hạp, không cho cưới, bắt phải chia tay,...
Rồi thì lại nghe "Dần Ngọ Tuất tam hạp", sau khi can thành công đứa con tuổi Dần của mình ra khỏi đứa tuổi Tỵ thế là liền kiếm cho nó anh chàng tuổi Ngọ vì nghĩ tam hạp là tốt.
Rốt cuộc sau dăm ba năm lấy nhau, hai đứa ly dị vì không hợp. Cha mẹ không biết làm sao bèn đi hỏi thầy. Thầy soi xong nói mệnh này mấy năm trước vì bị cha mẹ chia rẽ mà có cái họa hôn nhân ngày nay.

Vậy là thế nào ?
Thực ra, hai tuổi Dần và Tỵ đúng là bị phạm Hình trong Tam hình, tức là không tốt. Đây là phạm Hình đặc thế, tức hay dùng quyền cá nhân để áp chế đối phương.
Tuy nhiên, nhiêu đó không có nghĩa là xấu hay không hợp được. Nếu trong mệnh có Can Chi nào đó hóa giải Hình kia thì không xấu nữa, thậm chí còn hóa ra tốt thêm bội phần.
Xét riêng Bính Dần - Kỷ Tỵ thì Bính hỏa sinh cho Kỷ thổ, Dần mộc sinh cho Tỵ hỏa. Vậy là Tương sinh chứ có khắc đâu ?
Xét tiếp Bính Dần nạp âm mệnh Lư trung Hỏa, Kỷ Tỵ nạp âm mệnh Đại Lâm Mộc. Đó là Mộc-Hỏa tương sinh. Vậy là kỵ chỗ nào ? Nếu dụng thần hai tuổi ấy cùng Mộc - Hỏa hoặc cấu trúc tứ trụ hài hòa thì phải nói chẳng những không kỵ mà còn tương thân tương ái, vĩnh kết đồng tâm, bách niên giai lão...
Xét nữa, Bính Dần phong thủy nhà hướng Khôn, Kỷ Tỵ hướng Tốn, hai đứa ở chung sẽ có một đúng hướng tốt, một phải vào hướng xấu. Như thế không có nghĩa là không có cách hóa giải, phải có chuyên gia phong thủy xem xét tư vấn giúp cho mới được. Có khi mệnh cả hai kỵ Kim, thì thống nhất bố trí nhà cửa trọng Mộc, lúc đó vào đúng dụng thần, tránh xa kỵ thần thì xấu chỗ nào ?
Thế đấy ! Một số người Việt chúng ta thiệt là có tinh thần tự do độc lập, hễ cảm thấy bệnh là tự chẩn đoán rồi tự chữa trị (vậy thì có bác sĩ để làm gì ?), tới mệnh cũng tự coi rồi tự phán rốt cuộc chẳng những hại thân mà còn liên lụy người khác...


-dongquangus-


Quan điểm nào là đúng hay không đúng ?


Sau cùng thì bất cứ quan điểm nào được xem là đúng cũng không đúng, bị coi là sai cũng chưa chắc sai. 

Ví như cái bình kia, nhìn ở mặt này ta nói cái bình có vòi, có quai, có hoa văn trên thân, nhưng với người nhìn ở góc độ trước mặt, tầm ngang vòi bình thì họ sẽ nói cái bình có vòi mà chưa chịu cái bình có quai. Nếu người ở góc đối diện của ta thì chưa chắc họ thấy hoa văn trên thân bình mà ta đang thấy. Sau cùng, sẽ không bao giờ có người nói cái bình có đặc điểm như mình thấy mà dễ được người nhìn ở góc độ khác chấp nhận đồng thời chẳng bao giờ tất cả mọi người đều ở cùng một góc nhìn bởi không gian nào chỉ có một góc ?! 
Đó là triết lý nhà Phật, tất cả chỉ vì bản ngã chấp nơi lục căn. 

Còn với không gian Dịch lý, cái bình không tồn tại, vì thế cũng không nói khác triết lý nhà Phật. 

Vì sao ?

Nếu nói cái bình có tồn tại thì ta phải đi vòng qua bên kia mới thấy cái mặt bên kia của cái bình và phải đi tất cả các góc, kể cả từ trong ra ngoài mới thấy rõ đó là cái bình. Nhưng như vậy thì chẳng phải Dịch nữa rồi.



-dongquangus-

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Vậy đó !

Vậy đó !

Thuận Thiên mà thời điểm cát chưa tới thì chưa cát, Nghịch Thiên mà thời điểm hung chưa tới thì chưa hung. Chỉ có kẻ thất nhân tâm đã khiến người lương thiện không khỏi xót xa.

Nếu sống tốt mà bị nạn hoặc làm ác mà chưa bị đọa là do Âm Dương biến hóa mà ra. Cái nào chưa tới thì nghĩa là Thời nó chưa tới, chứ không phải là bất công.

Link : Người phát cơm từ thiện bị đâm chết giữa vòng xoay.
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nguoi-phat-com-tu-thien-bi-dam-chet-giua-vong-xoay-3029302.html

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Sao máy bay lại rụng như sung ?


Đó là vì nó ở thời Bác. Thời của Bác thì cái gì cũng tiêu điều bởi sự đời cứ như chiếc giường bị gãy chân, giường vừa hỏng mà người nằm lên cũng té ngã chỏng chơ.
Nhưng Thời nào cũng phải qua, không có gì mà đi mãi không ngừng, nó phải ngừng để Thời khác đến. Sau thời Bác là đến thời Phục. Thời của Phục là sự phục hồi, cái giường được thay chân, sửa lại cho vững chắc, người nằm trên ấy cũng được an toàn.
Làm sao mà Phục ?
Đầu quẻ Phục nói:
"復: 亨, 出入无疾, 朋來无咎.
Phục: Hanh, Xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu."
Dịch là : Quẻ Phục đến rồi, Tốt, ra vào không bị nạn nữa. Sẽ có bạn tốt tới giúp, không sao cả.

Vì sao lại có "bạn tốt tới giúp" ?
Đó là vì Âm khí tụ lâu rồi cũng phải tán, việc ác tuy chẳng diệt tận nhưng không thể hoành hành hoài, ví như bão to cỡ nào rồi cũng phải tan. Máy bay rơi là kiếp nạn, nhưng chẳng thể rơi mãi. Để sự "không rơi mãi" được diễn ra, hẳn là con người sẽ nỗ lực khắc phục vậy.

Khi nào thì đến thời Phục ?
Nhiêu đấy là đủ rồi, thêm nữa chẳng phải. Mọi thứ đang Phục dần. Tiếc là biến quẻ có Chấn, chỉ mong sao lần nữa rồi thôi.


Phải qua khỏi "7" mới Phục !

-dongquangus-

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

MH17, vì sao ?

Bởi vì:
"Thịnh suy bĩ thới lẽ thường
Một thời lại một nhiễu nhương bên lề" -Ng Bỉnh Khiêm

Khi đến thời nhiễu nhương, hắc khí sâu dày, lắm kẻ mưu mô xảo trá khiến cho dân chúng lầm than. Những chiến sĩ chết nơi sa trường là lẽ thường, thế mà nay dân đen vẫn thế, như bao đời qua, lại trở thành con tốt thí cho những kẻ mưu đồ vương bá.

Bởi vì dưới là Cô gái tuổi vị thành niên mà trên là người Đàn ông lớn tuổi, cả hai đến với nhau một cách lén lút nên bất cân xứng, không được đồng tình. Ngay từ lúc bắt đầu có tình cảm, họ đã không chính đáng, nên về sau đành phải lén quen nhau. Mà rồi mãi cũng được mọi người đồng ý tác hợp, thế nhưng ngày về nhà chồng làm lễ cúng gia tiên, cô gái mang theo chiếc giỏ trống không, chẳng có gì để cúng. Vì không có gì để cúng nên chẳng được chấp nhận.

Nếu có thắc mắc. Hạ hồi phân giải.


-dongquangus-

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Quốc vận Việt Nam 2014 (phần 4) - Trung Quốc rút giàn khoan là có ý gì ?

"Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời …” (Tôn Nữ Hỷ Khương)

Quốc gia vốn vô ngã, nên cũng thật vô thường, mọi thứ con người tạo ra đều chẳng trường tồn. Quốc vận lẽ ra ta chẳng nói nữa nhưng con người vốn có tình, cứ mong ngóng quốc gia hưng vong ra sao nên theo hỏi, ta nhân vậy mà tâm trạng cũng muốn dạo chơi đây đó nên trả lời thế này:

Việc quân giặc kéo giàn khoan trở về là có ý gì ? 

Nhằm ngày này -tháng này -năm nay, ta thấy tượng giặc đang Độn.
Độn nghĩa là rút, trú ẩn, thoái lui...


Tại sao lại rút ?


Đó là vì đã ở lâu quá rồi thì cũng phải rút về, cũng như ngồi lâu rồi phải đứng dậy, cũng như hết đêm rồi tới ngày, hết Đông lại sang Xuân, giặc chẳng thể cứ trườn qua, lượn lại mãi ngoài đó, sức đâu mà chịu nổi ?! Như chuyện bên Tàu, năm xưa Gia Cát Lượng xuất binh Kỳ Sơn đánh nhau với quân Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Nhà Tư Mã đóng cửa doanh trại nhậu nhẹt không ra. Gia Cát Lượng dùng không biết bao nhiêu mẹo dụ đều không thành, sau cùng đành rút quân về.

Thế lẽ nào giặc chào thua ?
Không !
Độn quẻ vốn Độn mà chẳng phải Độn. Độn để trở lại, Độn để hiển hiện một mưu đồ mới. Tượng Độn vốn là "Báo ẩn sơn Nam".

Quân giặc về Bắc để gây họa ở Nam vậy.

-dongquangus-

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Thiếu hay không thiếu ?

Trong không gian Kinh Dịch, khi ta cuốc lấy mớ đất kia thì không có nghĩa hố đất kia bị trống trơn, mà thay vào đó là đầy một bầu không khí trong hố ấy nếu ở Trái Đất, nếu ngoài không gian thì cũng bị lấp đầy bởi vô số hạt này kia. Còn mớ đất ta vừa cuốc đi ấy, dù có quăng đi đâu thì cũng không ra khỏi vũ trụ được và vì thế lượng đất có trong vũ trụ không đổi, không mất, không hết mà cũng không thừa, không dư...Chúng chỉ chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, từ chỗ cao sang chỗ thấp, từ chỗ mạnh sang chỗ yếu...sao cho quân bình, hài hòa. Khi quân bình rồi thì chúng vẫn không ngừng vận động, lại có lực tác động làm chuyển sang trạng thái thừa hoặc thiếu để rồi tiếp tục hành trình như trước, cứ thế mãi mãi...
Người hiểu rõ được nguyên lý trên và thực hành theo sẽ không làm điều gì quá đáng trong đời, từ đó mà bớt gây ra những chuyện phiền hà, bớt gieo thêm nghiệp chướng.


Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Thời và Điểm

Khi Thời và Điểm gặp nhau thì Việc mới Thành.
Cũng khi Thời và Điểm gặp nhau thì Việc mới Bại.


-dongquangus-

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Quan hệ Vợ Chồng nhìn qua lăng kính của thuyết Âm Dương

Chúng ta tưởng thuyết Âm Dương là cái gì đó khó hiểu, chỉ dành cho giới bói toán, hàn lâm nghiên cứu y lý hoặc Dịch lý... Thực ra ngay trong đời sống hằng ngày, có nhiều hiện tượng Âm Dương rất rõ ràng, trong đó có quan niệm triết lý về địa vị của đàn ông và đàn bà trong mối quan hệ Vợ-Chồng, chỉ là chúng ta có chịu để ý và ứng dụng hay không thôi.

Chữ Chồng nghĩa là chồng lên, là trên úp xuống, ám chỉ người đàn ông là cực Dương, tánh Dương ở trên thường phải hướng xuống mới nhuận.
Còn chữ Vợ vốn là tiếng Việt ngày nay, ngày xưa gọi Vợ là Bợ. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Bợ xuất phát từ tiếng của người dân tộc miền núi, gọi là B-lợ, có nghĩa là bợ, đỡ, ở dưới nâng lên. Lâu ngày người Việt nói B-lợ thành Bợ, sau cùng là Vợ ngày nay. Vì đa phần các dân tộc Việt theo Mẫu hệ nên gọi vợ chồng là Bợ Chồng. Bợ Chồng nghĩa là vợ ở dưới nâng chồng lên, là đỡ lên, cũng ám chỉ người đàn bà là cực Âm, tánh Âm ở thấp mà thường phải hướng lên trên mới gọi là nhuận. Thành ngữ "Nâng khăn sửa túi" cũng xuất phát từ quan niệm này.
Chồng là Dương trên hướng xuống, vợ Âm ở dưới hướng lên, thế là Âm Dương gặp nhau mới thân mật vậy. Đấy cũng là một "trật tự", một "tư thế" hợp lý, đảm bảo sự tốt đẹp lâu dài cho vợ chồng.


Trong lý luận của giới Lý số, việc một mệnh đi ngược với "trật tự" này thì sẽ gây ra rối loạn, bởi Âm không Âm mà Dương cũng không Dương, rất dễ gặp bất hạnh trong hôn nhân. Chỉ cần mệnh đó tánh Âm không hướng lên mà đã đòi ở trên hay tánh Dương ở trên mà không thèm xuống dưới thì Âm Dương chẳng gặp nhau, như Chồng chẳng chồng lên, Vợ chẳng bợ chồng thì quan hệ tình cảm sẽ gian nan. Người thấu hiểu quy luật này thì dù mệnh có định mệnh thể nào thì chắc chắn cũng sẽ giảm được rất nhiều bất hạnh.

Lại có người nói khi Chồng từ trên xuống, Vợ từ dưới lên trở thành một "trật tự" sẽ nhàm chán.
Chúng ta đừng tưởng rằng như vậy.

Vì sao ?

Vì đó không phải là một sự kiềm kẹp hay một dây chuyền khép kín gây bức bối và dễ chán.
Sự nhàm chán xảy ra là do Âm hoặc Dương đã không vận động nữa.
Vì sao ?
Vì Dịch cũng như thuyết Âm Dương luận rằng mọi thứ không gì đi mãi mà không quay lại, mọi thứ trong vũ trụ này không bao giờ ngừng vận động. Dương khí giáng xuống rồi lại quay trở lên, Âm khí hướng lên rồi lại quay trở xuống. Dương khí sau khi trở lên rồi lại giáng xuống, Âm khí cũng thế, trở xuống rồi lại quay lên. Cứ thế, không ngừng vận động và Vợ Chồng cũng vậy, không ngày nào ngừng nghỉ, chỉ cần một bên ngừng là Âm Dương không sanh. Âm Dương không sanh thì chẳng còn quan hệ gì. Chả phải không còn quan hệ gì mới gọi là nhàm chán sao ?

-dongquangus-

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Thủy Phong Tỉnh - Nước trong chỉ để cho người có đức

Trưa ngày nhân thế, ta ngồi nghỉ ngơi, nhìn ngoài trời mưa giăng giăng, dòng người xanh vàng hối hả qua lại. Ta bỗng nhớ tới hôm ấy, khi người nói chuyện kim tiền, ta bèn tặng cho một quẻ. Đó là quẻ Thủy Phong Tỉnh.
Với cái Tâm xem quẻ mà không thấy mình có tướng xem quẻ. Vì không thấy mình có tướng xem quẻ nên ta gạt bỏ cái Tôi ra ngoài. Sau khi gạt bỏ cái Tôi, ta thấy quẻ Tỉnh nói...

Quẻ Thủy Phong Tỉnh nói gì thế ?

Nói rằng Tỉnh nghĩa là cái giếng. Giếng là chỗ có nước, chứa nước, nơi người múc nước từ đấy lên mà uống để sống. Cũng nói trên là Khảm, là nước, dưới là Tốn, là cái gầu. Cái gầu ở dưới múc nước lên mà dùng thì đó chính là Tỉnh.

Lại nói triết lý rằng, vì cái giếng chứa nước, nước từ mạch ngầm trong lòng đất mà ra, người ta đi đâu đó ngang qua múc nước uống cũng được, người ở gần đó tới múc nước uống cũng được. Còn giếng thì vẫn thế, vẫn ở yên đó, chẳng phân biệt người tốt hay người xấu, ai lấy nước cũng được. Thoải mái, cạn thì thôi, ai siêng đào sâu tiếp sẽ có thêm nước, không siêng bỏ đó thì lấp mất, chẳng có nước dùng.

Ta lại nói tiếp rằng, quẻ Tỉnh có 6 hào, riêng hào 3 này động, tức là "Thần" ám chỉ chuyện nằm ở đây :
Hào 3 nói rằng:
"九三: 井渫不食, 為我心惻.可用汲. 王明, 並受其福.
Cửu tam: tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc.
Khả dụng cấp; vương minh, tịnh thụ kì phúc."
Dịch là : Giếng trong mà lại chẳng dùng, để lòng ta thương xót,
(Thôi thì) vẫn còn dùng được đấy (nhưng) phải để cho ông vua có đức sáng dùng thì mọi người mới được hưởng phúc.
Xem đến đây, ta cất tiếng thở dài, chẳng phải thất vọng mà là thở dài sảng khoái, vừa thán phục Đất Trời, vừa được nhẹ nhõm thân tâm...
Sao trên thì nói Giếng vẫn rộng mở, ai muốn múc thì múc, thảy đều cho cả, không phân biệt người tốt người xấu nhưng rồi tới đây lại chỉ cho "ông vua có đức sáng" dùng thôi ?
Đó là vì ai khôn, có nhận thức (mượn hình ảnh ông vua có đức sáng) thì biết trân trọng nguồn nước, thường biết đậy nắp cẩn thận để có nước sạch mà dùng, ai ngu, không có ý thức thì bỏ rác bỏ phân vào làm nước bẩn không dùng được nữa. Riêng giếng "lòng ta thương xót" nhưng cũng chẳng phiền hà chi, trên thì vẫn rộng mở, dưới thì chứa đầy, ai "đào" thì có nước, ai lấp thì cạn thôi. Hết sức nhân từ. Đời người mà sống với cái Tâm không phân biệt, buông xả cao độ như "Giếng" thì phúc đức vô lượng còn gì sánh bằng ? Sau cùng không phải ai khác ngoài chính mình sẽ trở thành "ông vua sáng suốt" ấy mà thôi.

(Còn nữa, nhiều lắm !)

-dongquangus-

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Làm rớt mất nhẫn cưới hồi nào không hay, bèn dùng quẻ Dịch để tìm lại

Dùng quẻ bói Dịch để tìm lại vật đã mất là việc có thể làm được. Nay dongquangus giới thiệu các bạn một quẻ thí dụ về tìm lại đồ vật bị mất. Trong bài có dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, tất nhiên khó hiểu, tuy nhiên bạn nào đăng ký học xem Dịch thì sau một thời gian sẽ nắm được.
Mới hôm qua, trên đường đi làm về, trong lúc chờ đón vợ, sờ vào tay bỗng thấy đâu mất chiếc nhẫn cưới vợ đưa giữ dùm.
Ái chà ! Chiếc nhẫn đâu mất tiêu rồi ? Mình không tài nào nhớ nổi chiếc nhẫn rời khỏi ngón tay từ hồi nào. Không biết là làm rớt hay bị người ta trộm ? Sau một hồi suy nghĩ, mình khẳng định là đã làm rớt nó chứ không phải bị trộm, nhưng vấn đề là nhẫn rớt ở đâu ? Liệu có tìm lại được không ? Hay là đã có người lượm mất rồi ? Thế là mình quyết định dùng quẻ Dịch để tìm lại chiếc nhẫn.

Ngày 18-6-2014, âm lịch là 21-5- Giáp Ngọ, giờ Thân, lấy được quẻ Thiên Trạch Lý, quẻ biến là Thuần Đoài. Cấu trúc của quẻ như sau :

THIÊN TRẠCH LÝ
PX-Huynh Tuất X
CTr-Tử Thân (t) - phục thần: Tài Tý
CT-Phụ Ngọ
TL--Huynh Sửu- TK
HV-Quỷ Mão (u)
BH-Phụ Tỵ

Quẻ Lý là tượng "Dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn", ám chỉ điềm việc mình hỏi tuy có lo lắng nhưng về sau không đáng lo, ví như cọp dữ lẽ ra đụng tới nó là tiêu nhưng nay đạp phải đuôi mà vẫn không sao. Vậy điềm quẻ việc này tốt.

Hào Tử tôn trì Thế nên biết chiếc nhẫn mất là do tự mình làm rớt chứ không phải bị ăn trộm.

Hào Quỷ Mão tử tuyệt nên biết nhẫn không bị người khác lượm lấy mất.

Phân tích tiếp thấy, hào dụng thần là Tài tinh vượng địa, được hào Tử Thân sinh cho nên khả năng là chiếc nhẫn không bị mất, sẽ tìm lại được. Hào Tài tại Tý nên tìm chiếc nhẫn ở trong nhà, nơi gần nước, chỗ có nhiều nước chảy sẽ thấy. Nội trong ngày hôm nay sẽ tìm lại được vì Nhật thần tam hợp với Tài tinh rồi.

Quả nhiên lúc 6g chiều, về nhà không cần loanh quanh, mình đi tìm ngay mấy chỗ wc, nhà tắm, khu phơi đồ...Xíu sau đã thấy chiếc nhẫn cưới nằm trên mặt đất gần chỗ xả nước máy giặt. Thế là "Châu về Hợp Phố". Giả sử không dùng Dịch thì chắc sẽ mất công đi tìm, có thể sẽ không tìm chỗ đó vì nó khuất, khó thấy chiếc nhẫn nhỏ bé.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng ngàn chuyện về dùng quẻ Dịch ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra còn có thể ứng dụng tìm kiếm bóp ví, túi xách bị mất, thẻ ATM, đthoai, các loại giấy tờ thậm chí xe máy, .v.v...

-Đông Quang-

Các bạn nào bị mất đồ cần lập quẻ tìm thì E-mail thầy tại: dongquangus@gmail.com nhé ! Hoặc comment luôn kèm địa chỉ e-mail để thầy hướng dẫn cách tìm.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tại sao lợi ích cá nhân và bi kịch lại xuất hiện trong thời gian nhanh tức khắc...?

Trong quá trình nghiên cứu Dịch lý, dongquangus thấy thế này :
Ngay khi đoạt được lợi ích cho cái Tôi của mình, người xấu đã tạo ra bi kịch cho chính bản thân họ. 

Tại sao lợi ích cá nhân và bi kịch lại xuất hiện trong thời gian nhanh tức khắc, gần như đồng thời vậy ?

Đó là vì vũ trụ không có dài-ngắn, không có trên-dưới, không có trước-sau, không có lâu-mau, cũng không có xa-gần. Ví như mọi người hay coi trong các bộ phim khoa học viễn tưởng ấy, chiếc tàu vũ trụ chỉ cần đạt được tốc độ đi vào "đường hầm" thời gian thì nó sẽ bay hàng tỷ tỷ km chỉ trong chớp mắt.

Các lực Nhân-Quả, các "hạt" Âm-Dương di chuyển còn nhanh hơn gấp nhiều lần những con tàu trong các bộ phim viễn tưởng ấy nữa.

Vì tốc độ ấy, nếu nghiệp chướng không hóa giải ngay sẽ ngày càng sâu dày bởi "nó" bị đong đầy rất nhanh, đến lúc nào đó, Thời và Điểm đầy đủ, khi đã "căng phồng", nó sẽ nổ tung, "mảnh vụn" văng khắp nơi không chịu nổi, dẫu có cầu cứu thần thánh cũng bó tay thôi.

-dongquangus-

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Quẻ Lôi Thủy Giải và việc từ thiện.

Tại sao quẻ Lôi Thủy Giải trong Kinh Dịch nói đến phóng sanh, từ thiện ?
Đó là vì Lôi Chấn ở trên mà Khảm Thủy ở dưới. Chấn vốn là Mộc, thuộc về con người, các loài động thực vật, cũng là lòng nhân từ. Khảm là thủy vốn là chất dưỡng Mộc, là chất hỗ trợ sự sống cho muôn loài.

Chấn cũng là Dương mà ở trên, khí giáng xuống, Khảm là Âm mà ở dưới, khí hướng lên. Trên xuống với Dưới, Dưới đến với Trên, đó là hợp đạo, hợp với quy luật vũ trụ. Người đem lòng Từ xuống "Nước", lấy cá làm phương tiện, cá vốn cũng là Mộc, được về nước dưỡng sinh ấy là Giải Thoát. Khi cá được giải thoát, tính Mộc được sinh nên mạnh, khi Mộc mạnh liền sinh Hỏa. Hỏa chủ về Lễ mà cũng là Sáng. Sáng cũng nghĩa là an lạc. Thế nên Người Giải thoát cho Cá là hành vi hợp đạo, từ cái Nhân đó mà Tâm được "Sáng". An Lạc chính là Kết Quả của sự Giải Thoát.



Bởi thế mà người làm việc thiện, bằng cái Tâm chân thành, không phân biệt, chắc chắn sẽ có Giải Thoát. Khi người đang xui mà coi bói lấy được quẻ Giải, đừng tưởng là sẽ thoát khỏi kiếp nạn nếu không tuân theo Nhân-Quả.

-dongquangus-

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

"Ván bài lật ngửa" ?

Khi mà quốc vận Việt Nam năm nay là quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp, hào "Trời" đã động, biến ra quẻ Chấn.
Trời Đông động rồi, phía Đông động rồi. Chấn là quẻ lục xung mà biến, thế là phía Đông có họa rồi. Vậy mà thấy cõi Tây lại có loạn ?

Đấy là kế "Giương Đông kích Tây" của giặc Tàu chăng ? Khi mà đá Gạc Ma, nơi mấy chục năm trước để chiếm nó giặc đã bắn chết 64 chiến sĩ Việt Nam tay không vũ khí, nay đã được chúng đổ bê tông, xây dựng xong một cách "thần tốc" cơ sở hạ tầng cần thiết cho một căn cứ quân sự có thể gồm cả sân bay lớn trong thời gian giàn khoan 981 lượn lờ chỗ Hoàng Sa "trêu đùa" với CSB ?

Lại nói Phệ Hạp nghĩa là cắn vỡ ra. Cái gì đã vỡ ra ? Phải chăng là Gạc Ma ?

Hào "Trời" quẻ Phệ Hạp nói "Hạ giảo, diệt nhĩ, hung"
Dịch là : Cổ đeo phải gông rồi, bị xẻo mất tai rồi, chẳng tốt nữa.

Nghĩa là : Trúng kế rồi, chỉ có trúng kế rồi mới như người bị gông vào cổ, chẳng dễ gì giải thoát được. Lãnh thổ chúng ta đã bị giặc xẻo mất một phần rồi, dù là phần nhỏ như "cái tai" của người. Khi chúng hoàn tất hạ tầng ở đó, chẳng khác gì đã đổ bộ thành công. Sắp tới đây chuyện gì sẽ xảy ra với những hòn đá, hòn đảo còn lại ở Trường Sa ?

Ôi, nhớ Hưng Đạo Đại Vương quá ! Ngài từng nói: "...Nếu giặc tiến chậm như tằm ăn lá thì phải kén chọn tướng tài..."

Tướng tài ơi ...!

Đông Chấn lục xung, còn nhiều chuyện nữa đấy !

-dongquangus-