Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Quan hệ Vợ Chồng nhìn qua lăng kính của thuyết Âm Dương

Chúng ta tưởng thuyết Âm Dương là cái gì đó khó hiểu, chỉ dành cho giới bói toán, hàn lâm nghiên cứu y lý hoặc Dịch lý... Thực ra ngay trong đời sống hằng ngày, có nhiều hiện tượng Âm Dương rất rõ ràng, trong đó có quan niệm triết lý về địa vị của đàn ông và đàn bà trong mối quan hệ Vợ-Chồng, chỉ là chúng ta có chịu để ý và ứng dụng hay không thôi.

Chữ Chồng nghĩa là chồng lên, là trên úp xuống, ám chỉ người đàn ông là cực Dương, tánh Dương ở trên thường phải hướng xuống mới nhuận.
Còn chữ Vợ vốn là tiếng Việt ngày nay, ngày xưa gọi Vợ là Bợ. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Bợ xuất phát từ tiếng của người dân tộc miền núi, gọi là B-lợ, có nghĩa là bợ, đỡ, ở dưới nâng lên. Lâu ngày người Việt nói B-lợ thành Bợ, sau cùng là Vợ ngày nay. Vì đa phần các dân tộc Việt theo Mẫu hệ nên gọi vợ chồng là Bợ Chồng. Bợ Chồng nghĩa là vợ ở dưới nâng chồng lên, là đỡ lên, cũng ám chỉ người đàn bà là cực Âm, tánh Âm ở thấp mà thường phải hướng lên trên mới gọi là nhuận. Thành ngữ "Nâng khăn sửa túi" cũng xuất phát từ quan niệm này.
Chồng là Dương trên hướng xuống, vợ Âm ở dưới hướng lên, thế là Âm Dương gặp nhau mới thân mật vậy. Đấy cũng là một "trật tự", một "tư thế" hợp lý, đảm bảo sự tốt đẹp lâu dài cho vợ chồng.


Trong lý luận của giới Lý số, việc một mệnh đi ngược với "trật tự" này thì sẽ gây ra rối loạn, bởi Âm không Âm mà Dương cũng không Dương, rất dễ gặp bất hạnh trong hôn nhân. Chỉ cần mệnh đó tánh Âm không hướng lên mà đã đòi ở trên hay tánh Dương ở trên mà không thèm xuống dưới thì Âm Dương chẳng gặp nhau, như Chồng chẳng chồng lên, Vợ chẳng bợ chồng thì quan hệ tình cảm sẽ gian nan. Người thấu hiểu quy luật này thì dù mệnh có định mệnh thể nào thì chắc chắn cũng sẽ giảm được rất nhiều bất hạnh.

Lại có người nói khi Chồng từ trên xuống, Vợ từ dưới lên trở thành một "trật tự" sẽ nhàm chán.
Chúng ta đừng tưởng rằng như vậy.

Vì sao ?

Vì đó không phải là một sự kiềm kẹp hay một dây chuyền khép kín gây bức bối và dễ chán.
Sự nhàm chán xảy ra là do Âm hoặc Dương đã không vận động nữa.
Vì sao ?
Vì Dịch cũng như thuyết Âm Dương luận rằng mọi thứ không gì đi mãi mà không quay lại, mọi thứ trong vũ trụ này không bao giờ ngừng vận động. Dương khí giáng xuống rồi lại quay trở lên, Âm khí hướng lên rồi lại quay trở xuống. Dương khí sau khi trở lên rồi lại giáng xuống, Âm khí cũng thế, trở xuống rồi lại quay lên. Cứ thế, không ngừng vận động và Vợ Chồng cũng vậy, không ngày nào ngừng nghỉ, chỉ cần một bên ngừng là Âm Dương không sanh. Âm Dương không sanh thì chẳng còn quan hệ gì. Chả phải không còn quan hệ gì mới gọi là nhàm chán sao ?

-dongquangus-