Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Bất xuất môn đình

Dịch Kinh, quẻ Tiết có câu "Bất xuất môn đình, hung" đã trở thành câu tranh luận. Có thầy luận rằng "Không ra khỏi cửa thì tốt" vì nếu ra thì hung xấu, lại có thầy luận rằng "Chẳng (chịu) ra khỏi cửa thì xấu" khiến cho người lấy được quẻ gặp "điểm thần nhắc" này khó hiểu.
Vậy Xuất môn đình hay Bất xuất môn đình ?
Xuất môn đình mà bất xuất môn đình. Bất xuất môn đình mà chẳng phải bất xuất môn đình.
Ra khỏi cửa mà chẳng ra khỏi cửa. Chẳng ra khỏi cửa mà vẫn ra khỏi cửa. Nên chỗ hung mà cũng chẳng phải hung. Không thấy hung đâu tức chẳng phải hung vậy.


Itsukushima (Internet)

-dongquangus-

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Thời là thời nào ? Điểm là điểm ở đâu ?

Lại hỏi Thời là thời nào ? Điểm là điểm ở đâu ?
Thời có thời trước, thời sau. Điểm có điểm này điểm kia. Thời chẳng dừng một chỗ, Điểm cũng chẳng cứng khư một nơi. Tất cả đều Dịch Chuyển trong không gian của quy luật Nhân Quả, tức cũng là Âm, Dương.
Vì Điểm có Chỗ này, kia nên cũng có Chỗ bằng phẳng và chông gai. Ở chỗ bằng phẳng thì dễ đi, dễ đến, chỗ chông gai hiểm trở thì khó đến, khó về. Như đi dạo trên phố thì dễ, chinh phục đỉnh Everest mới khó. Đó cũng là do chỗ ta muốn đến nó khó dễ cỡ nào. Lựa chọn đơn giản, lấy cái nhẹ nhàng ắt là được yên, tham vọng nhiều, ước mơ lớn thì phải qua gian truân. Tham vọng nhiều mà cầu được bình yên nghĩa là đã đứng không đúng chỗ. Chọn chỗ dễ đi mà muốn chinh phục đỉnh cao, cũng là ở sai nơi. Nhưng nói chọn cái nhẹ nhàng mà lại gặp gian truân tất là do mình tưởng lầm, tự cho rằng điều đó là nhẹ. Còn tham vọng lớn mà đường đi dễ dàng ắt hiểm họa đang chờ gặp phía trước. Chỉ cần tới Thời là nó phát ra ngay.

Vì Thời có Trước, Sau nên cũng có Tốt, Xấu. Hết Thời tốt thì đến xấu, hết xấu thì đến tốt. Ở Thời tốt thì việc chi cũng tốt, ở Thời xấu thì việc gì cũng không được toại nguyện. Đã có nụ cười tất phải có nước mắt. Ở chỗ đông vui ắt có ngày vắng vẻ. Đó cũng là chuyện thường tình nhân thế. Chỉ có người học Đạo, hiểu được chữ Thời và Điểm nên dù trong hoàn cảnh nào cũng an nhiên, tự tại... Vì vui bằng niềm vui không đến từ Vô thường nên chẳng có cái gọi là niềm vui cuối cùng.
Chẳng có cái vui cuối cùng thì buồn làm sao mà đến được ?!
-dongquangus-

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Thời và Điểm


"Nhân duyên" chính là Thời và Điểm.
Thời và Điểm gặp nhau gọi là "Hữu duyên", còn không gặp nhau gọi là "Vô duyên".
Có duyên thì vui như cá, nước. Vô duyên gặp nhau thêm đắng cay.

Được cả Thời và Điểm như Trời Đất gặp nhau, long phụng thành đôi, cảnh tượng thái hòa, trăm hoa đua nở, ...
Được Thời không gặp Điểm, tài có thừa mà chẳng dùng được; tình cảm chan chứa mà không gặp được ý trung nhân... Có Điểm mà chẳng gặp Thời cũng khó thể hiện được tài năng; mọi thứ đầy đủ, chỉ thiếu người trong mộng...
Đời chẳng qua chỉ thế, Được hay Mất cũng do Thời và Điểm mà thôi.
Vậy làm sao để biết mình "Hữu duyên" hay "Vô duyên" ? Thời và Điểm nào cần nắm bắt ?
Nếu nghĩ mãi mà không tìm ra câu trả lời, thì tìm đến chỗ xem mệnh vậy.
-dongquangus-

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Những điều gieo quẻ bói không bao giờ được như ý

Những điều sau đây gieo quẻ bói không bao giờ được như ý:
Muốn được cái này mà không chịu mất cái khác.
Muốn có Quả đẹp mà không phải trồng Nhân lành.
Muốn được hạnh phúc mà không phải hy sinh.
Muốn có nhiều tiền mà không phải lao động vất vả.
Muốn học giỏi mà không phải chăm học.
Muốn có chồng/vợ đẹp, giàu mà còn phải ngoan, hiền, sức khỏe tốt nhưng phải có luôn tuổi thọ cao, sanh con nhiều...
Muốn con ngoan mà không phải nuôi dạy.
Muốn được người ta thương mà không cần phải quan tâm ai.
Muốn sỉ nhục ai tùy thích mà không bị sỉ nhục lại.
Muốn được thon thả mà không phải ăn uống đúng cách.
Muốn làm lãnh đạo mà không cần phải có đầu óc.

-dongquangus-

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Vị Tế sang Càn

Hôm qua, sau khi làm xong một việc, ta thầm nghĩ mình làm vậy có đúng không ?
Chuyện mình làm mình biết, cớ sao lại hỏi "ai" ? Thì vậy, cũng là tự hỏi mình đấy thôi.
Nhẩm tính được quẻ Hỏa Thủy Vị Tế, hào 6 động.
"Thượng cửu: Hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu. Nhu kỳ thủ, hữu phu, thất thị."
Nghĩa là : Làm vậy được rồi, vui vẻ thong thả ăn nhậu đi, không sao cả. Còn mà cứ đòi lời lãi hơn nữa thì dẫu có lợi cũng chỉ hại nhiều hơn thôi.
Hay thay ! Hay thay ! Thật chí lý, chạy theo bắt con tôm mà làm mất cái chài, chẳng thà lấy chài bắt tép còn hay hơn nhiều vậy.
Đến thời Vị Tế nghĩa là đến thời "đã có" nhưng cũng là thời "sẽ có". Có cái này rồi sẽ có cái khác nữa, nếu cứ ham mỗi cái này thì sao có cái tiếp theo ? Quá ham sẽ chẳng từ Vị Tế sang Càn được. Từ Vị Tế mà không sang Càn được chẳng khác gì vũ trụ ngừng vận động.
-dongquangus-

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Về học Kinh Dịch bằng Hán Ngữ

Về nguyên tắc, học Kinh Dịch chúng ta cần học thêm chữ Hán. Nhưng hiện nay - kể từ khi ĐCS TQ nắm quyền - người Trung Quốc đã chuyển sang dùng chữ viết dạng Giản Thể thay vì chữ Phồn Thể (trừ HongKong, Đài Loan, Ma Cau và một số cộng đồng Hoa Kiều) - trong quá khứ vốn là một loại chữ chứa đựng nhiều tinh túy tinh thần của văn hóa Trung Hoa - thì khi tìm hiểu về Kinh Dịch bằng chữ Hán chúng ta phải thận trọng. Phải chọn học hoặc đọc những bản Kinh Dịch viết bằng chữ Phồn Thể. Không nên đọc bản viết bằng Giản Thể. Nếu nghiên cứu quyển "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của tác giả Nguyễn Hiến Lê thì chỉ cần đọc Hán Việt thôi, không bàn Hán ngữ. Nếu học chữ Phồn Thể, phải đọc "Kinh Dịch trọn bộ" của tác giả Ngô Tất Tố vì tác giả sử dụng chữ Phồn Thể.
Vì sao phải như thế ?
Vì chữ Giản Thể là "thuốc độc" văn hóa của Trung Quốc hiện nay. Chính người nước ấy cũng đang "trúng độc" của chính họ, do vậy chúng ta không nên mang về xài.
Tại sao gọi chữ Giản Thể là "thuốc độc" ?
Đó là vì nó đã làm sai lệch ý nghĩa tinh thâm của chữ Phồn Thể. Học Giản Thể mà không biết Phồn Thể thì chỉ có thể học được ký hiệu Tàu mà không thể nhập được cái "tinh chất" của người Tàu.
Thí dụ chữ Thánh trong Phồn Thể viết là 聖 với chữ Mục (目 con mắt) và Khẩu (口 miệng) ở trên, chữ Vương (王 vua) ở dưới tức ý Thánh là người có hiểu biết (cái nhìn) và lời ăn tiếng nói (khẩu) còn trên cả bậc vua chúa (tức là rất quý báu). Nhưng sang đến chữ Giản Thể thì lại viết là 圣 với bộ Hựu ở trên, bộ Thổ ở dưới xem chẳng ra cái nghĩa gì cả ! Bộ Hựu ở phó từ nghĩa là "thêm", đi cùng chữ Thổ là "đất", vậy hóa ra chữ Thánh nghĩa là "thêm đất" à ?! 
Nguồn: Internet
Hay ví dụ như những chữ dưới đây trích đoạn từ bài viết trên trang Epoch Times Japan (dịch giả: Nhật Thy) (Link nguồn http://vietdaikynguyen.com/…/72526-chu-gian-da-phan-anh-th…/) :
"Ví dụ, chữ Thân 親 tức thân thích, thân hữu. Gồm bộ tân 辛 bên trái, và chữ kiến 見 bên phải, hàm nghĩa của bộ tân tức là vị cay, tượng trưng cho sự gian khổ, kiến tức là gặp mặt, nhìn thấy nhau; cho dù trong lúc khó khăn nhất, những người thân vẫn có thể luôn ở bên cạnh và tương trợ lẫn nhau, vẫn luôn thăm viếng và giữ được tình cảm khăng khít. Chữ giản thể đã bỏ mất đi chữ kiến chỉ còn lại bộ tân, anh em, vợ chồng,cha con vì bước đường mưu sinh gian khổ đã không còn nhìn mặt nhau nữa.
Hương 郷「hương 」thay đổi thành乡 mất đi「lang」「郎」 (đàn ông , chồng). Ở nông thôn Trung Quốc ngày nay những thanh niên rời xa nhà, đi đến các đô thị lam việc, chỉ còn lại những đứa trẻ và người già.
Ái「愛」ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Chữ giản thể đổi thành 爱, mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.
Tiến 進 (tiến lên) gồm bộ sước 辶 (bước chân) và chữ giai 佳 (tốt đẹp), thay đổi thành 进, Chữ giai thay đổi thành bộ tỉnh「井」(cái giếng), tức “ bước chân đi vào giếng” cũng chính là tự hủy diệt mình.
Thính「聴」(nghe) gồm bộ nhĩ 耳 bên trái, chỉ cái tai; bên phải là chữ thập 十 (số mười) phiếm chỉ số nhiều, chữ mục目 (con mắt) và cuối cùng là tâm 心 (con tim), người ta phải nghe bằng tai, nhìn nhận nhiều lần bằng mắt và suy xét bằng nội tâm. Chữ giản thể đã đổi lại thành 听 gồm chữ khẩu 口 (cái miệng) và cân 斤 (cái rìu). Người ta không nghe bằng lỗ tai, không nhìn nhận bằng mắt và suy xét bằng trái tim; họ chỉ biết dùng miệng để tranh cãi và dùng vũ khí để giải quyết mâu thuẫn.
Sỉ 恥 (liêm sỉ, xấu hổ) gồm bộ nhĩ 耳 (tai) và chữ tâm 心 (con tim). Người ta phải hướng nội, lắng nghe tiếng nói của lương tri, liêm sỉ bên trong mình để biết hổ thẹn khi làm việc xấu xa. Chữ giản thể lại thay đổi thành 耻 gồm bộ nhĩ 耳 (tai) và chữ 止 (dừng lại), người ta chỉ biết nghe rồi để đó, chứ không tự suy xét chính lương tâm của mình.
Mãi 買 tức mua bán, gồm hai bộ khẩu 口 ở phía trên biểu thị sự thương lượng, mặc cả giữa bên mua và bán; còn bộ bối (vỏ sò) ở phía dưới tượng trưng cho tiền tệ (người xưa sử dụng vỏ sò như một dạng tiền tệ) thay đổi thành 「买」gồm nửa bộ mịch 冖 ở trên (có nghĩa là trùm kín, bịt) ở dưới là bộ đầu 头 (cái đầu), về bản chất việc mua bán là phải dùng tiền bạc nhưng ở đây lại giống như sự bưng bít, bịt miệng và cướp giật tài sản.
Ưu 優 với ý nghĩa ưu tú, gồm bộ nhân 人 bên trái chỉ người và chữ ưu 憂 ở bên phải với ý nghĩa ưu tư, người xuất chúng ưu tú phải biết lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Chữ này đã đồi thành 优. Chữ ưu với nghĩa ưu tư đã bị đổi thành chữ vưu 尤 tức sự kỳ lạ, khác thường, nổi bật; người thời nay có chút ít tài năng liền huênh hoang bộc lộ để thỏa mãn cá tính của mình chứ không còn chú ý đến việc phụng sự quốc gia, dân tộc.
Đạo導 mang ý nghĩa là dẫn đường, bên trên là chữ đạo 道 tức là con đường lớn, hàm nghĩa này còn chỉ đạo lý của vũ trụ và nhân sinh, bên dưới là chữ thốn 寸 (độ dài bằng chiều rộng của hai ngón tay chập lại) một trong những đơn vị đo độ dài nhỏ nhất của người Trung Quốc cổ. Người dẫn đường phải am tường đạo lý, trên mỗi bước chân từng phải cân nhắc tới đạo lý từng chút một, như thế mới không bị lầm lạc. Chữ giản thể đổi chữ đạo thành bộ tỵ 巳 ở phía trên, ứng với con rắn trong 12 địa chi, chẳng lẽ lãnh đạo là phải bước theo vết bò của rắn rết?
Trong chữ Hán phồn thể chữ dược 藥 có nghĩa là thuốc bên trên là bộ thảo với hình dạng 艸…, là tượng trưng cho thảo mộc, cỏ cây, dược liệu mà người xưa sử dụng đều là cây cỏ. Ở dưới là chữ lạc 樂 tức là niềm vui. Thân thể có bệnh khó chịu vô cùng, sau khi dùng thuốc thì cơ thể trở nên thoải mái, thân tâm an lạc. Đó là hàm nghĩa của chữ dược 藥. Chữ dược giản thể 药 vẫn giữ nguyên bộ thảo ở bên trên, nhưng chữ lạc 樂 ở dưới lại bị đổi thành chữ ước 約, nghĩa là ước thúc, trói buộc, gò bó,… hoàn toàn không giống với ý nghĩa ban đầu.
Chữ giản thể vốn cầu sự tinh giản mà bỏ mất nội hàm, cầu lấy sự nhanh chóng ở bề mặt mà bỏ mất chiều sâu trong ý nghĩa, thậm chí tương phản. Tuy nhiên cũng có những chữ Hán không thay đổi, hầu hết là những chữ có hàm nghĩa xấu. Ví dụ như ma (ma quỷ) 魔 thì vẫn là 魔, qủy 鬼 thì vẫn là 鬼,phiến 騙(lừa gạt) thì vẫn là騙,tham 貪 thì vẫn là 貪, độc 毒 thì vẫn là 毒,dâm 淫 thì vẫn là 淫,đổ 賭 (cờ bạc) thì vẫn là 賭. "
Học Dịch mà theo Giản Thể là coi chừng bị "Tẩu hỏa nhập ma".
Tóm lại phàm là người học Dịch, hãy nghiên cứu kỹ chữ Phồn Thể. Chữ Phồn Thể đã tinh thâm huống hồ Kinh Dịch còn tinh thâm gấp bội. Làm sao mà có thể giản hóa thành ký hiệu mà hiểu được chứ !

-dongquangus-


------------
Lớp học Kinh Dịch dạy trực tiếp tại TP HCM vào các chiều Chủ nhật từ 14h (khai giảng ngày 8-11, vào tháng 12 sẽ chuyển sang học buổi sáng) vẫn tiếp tục nhận học viên.
Bạn nào có nhu cầu học hãy liên lạc qua email dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Bàn về nhân tướng T.C.Bình

Nay nhân chút nghỉ ngơi, tôi tình cờ đọc được bài viết trên mạng bàn về "XEM TƯỚNG HỌ TẬP"
Trong đó nói "Họ Tập trán hẹp mà vuông, biểu thị con người cạn trí mà tàn bạo, lại không có chữ "Vương" nên do thủ đoạn mà làm nên, không phải do quý tướng..." của tác giả P.L.Vũ.
Vậy có đúng chăng ? Để tôi chia sẻ cùng mọi người đôi chút về việc này.
Trong Nhân tướng học, điều tiên quyết khi quan sát là đừng bao giờ đánh giá thấp người ta cũng như đừng bao giờ sùng bái những tướng "Rồng, Phượng". Đành rằng một số người chẳng ưa chi giới chính trị Tàu nhưng người học nhân tướng không nên nằm trong số này. Nếu không Tâm sẽ không tĩnh, trong lòng lợn cợn sân, si thì suy nghĩ không thông dẫn tới đánh giá sai lầm.
Nếu nói họ Tập "trán hẹp mà vuông, biểu thị con người cạn trí mà tàn bạo" là hông đúng. Tướng trán như thế tức có Thượng đình khá ngắn so với Trung đình và Hạ đình, phản ánh thời trẻ người này phải chịu vất vả hoặc ẩn thân, công danh không phát mạnh xứng với tầm vóc. Mãi đến trung niên mới đi vào thời kỳ chói sáng. Riêng Hạ đình có phần chưa đẹp lắm nhưng không nhằm nhò gì. Còn tướng cung Điền Trạch dày đẹp như thế chứng tỏ là người có lòng từ thiện, tinh thần vững chãi, không hấp tấp, chưa chắc là hạng "cạn trí mà tàn bạo".
Còn nói trán "không có chữ "Vương" nên do thủ đoạn mà làm nên, không phải do quý tướng" cũng không chính xác. Tướng quý không phải cứ chỉ có chữ Vương trên trán là quý hay nói không có chữ Vương thì không quý mà phải nói còn những điểm khác thể hiện tướng quý nữa.
Nói nhiêu đó thôi vì coi hình chụp đã biết được gì ? Khí sắc, Thanh sắc mới là chỗ rất cần biết, nên không gặp trực tiếp được họ Tập thì cũng đừng nói nhiều.

-dongquangus-

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Bạn được gì sau khi học Dịch lý ?

Giới Dịch lý có câu : "Khi không còn giải quyết được vấn đề theo cách thông thường, hãy dùng đến Dịch".

Câu nói ấy hàm ý Dịch được dùng vào tình huống đặc biệt. Vì thế sau khi học xong, tức là các bạn đã có thêm "bảo bối" lợi hại trong hành trang trên đường đời của mình. Khi vào tình thế cần thiết, hãy mang ra dùng.

Với người học chuyên môn Quản trị nhân sự thì không thể không học Dịch lý học và các môn như Nhân tướng (dongquangus chỉ dạy trực tiếp), Tứ trụ... bởi việc quan sát con người ở góc độ tinh tế là rất cần thiết. Việc nắm được cơ bản các đức tính của nhân sự sẽ có ích rất nhiều vào việc bố trí vị trí công tác của nhân viên trong doanh nghiệp.

Với người Quản trị kinh doanh thì cần nghiên cứu quẻ Dịch để định hướng tương lai, biết cần phải tiến hay lui trong đầu tư. Dự án nào nên dừng lại, để thời điểm nào thích hợp hãy tiến hành. Nên làm gì khi gặp đối tác, ứng xử với đối phương ra sao...

Với người ưa đầu tư chứng khoán thì việc biết lập quẻ Dịch sẽ giúp đưa ra quyết định tốt nhất nên mua và bán loại cổ phiếu nào, mua nhanh hay bán chậm để đạt lợi nhuận cao.

Với người nghiên cứu quân sự, chiến lược quốc gia thì lại càng phải biết Dịch lý, để khẳng định hơn lập trường của mình trong quốc phòng, an ninh quốc gia.

Với người nghiên cứu an ninh nhân dân thì việc dùng quẻ Dịch sẽ giúp xác định chắc chắn hơn giả thiết của mình về đối tượng đang điều tra.

Với kỹ sư xây dựng, việc biết quẻ Dịch sẽ giúp chọn đất cất nhà, thiết kế nhà đúng phong thủy.

Với người hướng dẫn du lịch, việc biết quẻ Dịch sẽ giúp mình chọn được ngày/giờ xuất hành, dự đoán hành trình đi và về may rủi ra sao để phòng tránh. Điều này rất quan trọng vì đường sá xa xôi, tàu xe tấp nập phải đề phòng tai nạn giao thông...

Với bác sĩ chuyên khoa hay đa khoa, việc nắm được Dịch lý sẽ giúp phán đoán tốt hơn, khẳng định chắc chắn hơn vào phác đồ điều trị của mình. Bác sĩ Đông Y thì lại càng cần hơn, kiến thức nhiều khó nói hết.

Với những người con hiếu thảo, biết lập quẻ Dịch để tìm kiếm ông bà cha mẹ lớn tuổi đi lạc là rất lợi hại.

Và còn dành cho nhiều đối tượng khác nữa, thậm chí là vì những mục đích hết sức giản đơn như : học để tìm cách chữa bệnh cho chồng, học để xem chừng nào mình có vợ/ chồng, học để coi sao mình xui xẻo quá, tìm lại kỷ vật/thú cưng đã mất .v.v...


Học viên sẽ học Online do Dongquangus hướng dẫn từ căn bản đến nâng cao.

Bạn nào có nhu cầu học hoặc muốn biết thông tin chi tiết hơn về việc học vui lòng đăng ký qua email: dongquangus@gmail.com hoặc Facebook nick dongquangus (add friend mới thấy nội dung)


Trân trọng.



-dongquangus-

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Không nên bắt chước tướng mặt

Hiện nay, mà hình như cũng lâu rồi, các cô gái tuổi "teen" thường ưa thích trang điểm và cố ra dáng sao cho thật giống các nhân vật trong truyện phim hoạt hình Nhật Bản hoặc diễn viên Hàn Quốc với đôi mắt thật là to (như muốn lấn át hết khuôn mặt) và hơi buồn buồn (cho có vẻ tâm trạng), khuôn mặt nhỏ dần từ trên xuống cùng cái cằm và môi thật là nhỏ, chúm chím...tưởng chừng như dễ thương.
Trong Nhân tướng học, kiểu mặt như trên là thuộc loại xấu, không có hậu. Tam Đình mất cân đối, trên to dưới nhỏ là tướng đầu voi đuôi chuột. Vùng Hạ Đình tức là vùng từ Nhân trung tới Địa các (cằm) đòi hỏi phải tròn dày, rộng đẹp, Pháp lệnh không nên gầy, Cằm cũng không nên bị gầy, nhọn và nhỏ vì hậu phúc sẽ bị chiết giảm, cuối đời khó mà thọ cao, chưa kể sức khỏe và thân thể không yên. Ngoài ra việc làm dáng mặt buồn để chụp hình cũng không tốt.
Còn gì nữa không ?
Còn !
Thứ nhất, các nhân vật hoạt hình là do người ta vẽ ra theo sự tưởng tượng, hư cấu, rất khác với ngoài đời. Một gương mặt có đôi mắt quá to là rất "hư cấu" vì nó giống "người ngoài hành tinh", trở nên dị hợm. Trong tướng lý Tứ Độc thì Tai, Mắt, Mũi, Miệng đều phải cân đối, chỉ cần 1 trong 4 quá to thì mất cân bằng, dẫn tới đời sống khó mà yên thân.
Thứ hai, các diễn viên Hàn Quốc đa phần đều có giải phẫu thẩm mỹ, dùng "dao búa" để "gọt đẽo" khuôn mặt khiến cho nhân tướng bị phá, chưa chắc đã tốt thực sự. Họ chỉ đẹp trên màn ảnh mà thôi. Còn ngoài đời vẫn phải chịu đủ thứ bất hạnh. Khi họ rời khỏi màn ảnh, ít ai biết họ đau khổ chừng nào, nghèo hèn bao nhiêu khi thời vận đã qua... Không ít diễn viên ngoài đời cơ cực vô cùng, thậm chí tuổi già không đủ tiền mua cơm ăn. Số người thực sự giàu có và hạnh phúc không nhiều.
Do đó cố bắt chước cho tướng mặt mình thật giống họ là điều sai lầm. Nếu cố làm cho mặt mình giống họ thì đời mình sẽ trở nên phù phiếm, ảo tưởng. Tướng mặt bị phá thì tai họa sớm đến tìm mà thôi.

-dongquangus-


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Thông báo mở lớp học Kinh Dịch mới

Dongquangus thông báo khóa học Kinh Dịch mới sẽ khai giảng vào tháng 3 -2019.

Học viên sẽ học trực tiếp do Dongquangus hướng dẫn từ căn bản cho đến trung cấp trong thời gian 6 tháng.

Sau khi học xong, học viên có thể tự lập nghiên cứu và ứng dụng Kinh Dịch vào cuộc sống gồm: lập quẻ bói Dịch dự đoán xu hướng tiến triển tương lai của những vấn đề quan trọng như: hôn nhân, công việc, sức khỏe, tiền bạc, việc của người thân.v.v...

Địa điểm: Nam Sài Gòn, TP HCM. Thầy Đông Quang trực tiếp giảng dạy.
Thời gian học : Thông báo qua email người đăng ký.

Bạn nào có nhu cầu học vui lòng đăng ký qua

Điện thoại: 083 313 9692
E-mail: dongquangus@gmail.com

Trân trọng.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Từ Bác đến Phục

Trong Thiên Long Bát Bộ, ngoài những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cái thiện (The Good) như Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc... và những kẻ ác (The Bad) như Đinh Xuân Thu, Cưu Ma Trí... thì cũng có những tên "the Ugly" mà tiêu biểu là Mộ Dung Phục.
Mộ Dung Phục đại diện cho quẻ Địa Lôi Phục, là con của Mộ Dung Bác đại diện là quẻ Sơn Địa Bác.
Trong Kinh Dịch, trước quẻ Phục (số 24) là quẻ Bác (số 23). Quẻ Bác là quẻ xấu, là thời bác lạc tiêu điều, vận mệnh con người như giường 4 chân mà gãy 1 chân, nứt vỡ 1 chân, coi như sụp đổ, thất bại ê chề... Đến hết thời Bác, là đến thời Phục, tức là sự phục hưng, phục hồi nhưng cũng có nghĩa là phục thù.
Hình minh họa
Và thế là Mộ Dung Phục, đã mang trong mình trọng trách phục hồi lại nước Yên vốn đã bị mất từ thời Mộ Dung Bác. Tuy là nhân tài, thông minh nhưng đáng tiếc, cách mà anh ta làm để phục quốc đã sai ngay từ gốc rễ đó là "copy" võ công của người khác, sau đó "paste" lại y chang với sự giúp đỡ của cô "trợ lý" xinh đẹp Vương Ngữ Yên khiến nhiều người ngỡ rằng Mộ Dung Phục có võ công cái thế, tỏ ra ngưỡng mộ, nể phục...hòng lôi kéo thiên hạ về với mình.
Mộ Dung Phục đâu có biết rằng "copy" tư thế, bài võ thì dễ nhưng làm sao có thể "copy" công phu của người ta ?! Để có một đường kiếm tuyệt kỹ, có người đã phải luyện tập nhiều chục năm, thậm chí cả đời với những bí quyết không sách vở nào ghi. Ta có thể quay phim một đường kiếm bằng máy quay FullHD rồi đem lên TV 4K và chiếu lại với chế độ "slow motion" khiến cho không có động tác nào bị bỏ sót nhưng làm sao có thể quay lại được nội công của người ta ?! Vì xuất phát điểm của Mộ Dung Phục đã sai nên quẻ Phục đã bị "lật", từ chỗ phục hưng đã trở thành "phu thê phản mục", xác còn mà hồn đã du hý phương nào (tức là bệnh điên).
*Không luyện công phu mà sao chép bài võ của người khác rồi đem ra dùng thì trước sau gì cũng hóa thành kẻ điên như kết cục của Mộ Dung Phục mà thôi.

-dongquangus-

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Học các môn bói toán sẽ khó chọn được vợ/chồng ?

Chúng ta thường nghe "người ta" nói rằng nếu học các môn bói toán sẽ khó chọn được vợ/chồng. Lý do là vì học rồi thì khi quen ai sẽ "soi" coi hợp mạng hay không. Ai hợp thì tiến tới, không hợp thì bỏ nhưng rồi gặp ai cũng bỏ vì không thấy ai tốt cả (!)
Vậy điều đó đúng hay sai ?
Đúng mà không hẳn đúng.
Nói điều đó Đúng là đúng với người trình độ học thấp kém, lở dở nửa nạc nửa mỡ mà thôi. Người mà mới soi được vài lá số, võ vẽ được dăm nét tướng rồi suốt ngày lo lắng, ra đường nhìn ai cũng thấy toàn nét tướng số xấu thì chẳng thà nằm nhà ăn phở rồi ngủ còn hơn.
Với người học giỏi, một khi đã hiểu Dịch lý, "chất" Dịch đã ngấm vào máu ắt sẽ có tâm thong dong, tự tại, đầu óc thanh thản, bói mà như không bói, không chê bai mà cũng chẳng bi quan. Vì tâm địa không còn nhỏ nhen nên biết cách châm chước, chấp nhận chỗ khuyết của người mà tìm cách hạn chế chỗ khuyết, khơi dậy cái tốt để hợp cùng người. Xem mệnh người thấy chỗ không đẹp bèn quay lại coi con người mình có đủ tư cách để chê mệnh người ta hay không.

Biết mình biết người rồi lẽ nào còn sợ khó chọn được bạn trăm năm ?

*P/S: Bạn nào có nhu cầu học các môn bói Dịch, Phong thủy, Nhân tướng và Tứ trụ hãy liên lạc dongquangus qua email dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại. Trao đổi qua chat thì add friend facebook nick: dongquangus.
-dongquangus-

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Đợi tới ngày nào... ?

Khi làm việc thiện trong cuộc sống nói chung và làm phóng sanh nói riêng, chúng ta dễ bị ma chướng phá đám.
Ma chướng là gì ? Là những thứ hiện ra trước mắt làm cản trở hành trình sống thiện của chúng ta.
Ma chướng là những hình ảnh hoặc âm thanh khiến ta chùn bước trước việc thiện. 
Ví như mới đây báo chí đăng hình người ta chèo ghe vòng quanh mấy sông ở Sài Gòn chờ người trên bờ phóng sanh cá rồi thả sào chích điện hàng loạt, lấy vợt vớt sạch sẽ cá từ nhỏ tới lớn kèm theo cái tít "Đội quân bắt cá phóng sinh" nghe có vẻ đó là một đội ngũ đông đảo, hùng hậu, hăm hở và tham lam trong khi trước ống kính chỉ là một thiểu số mà thôi. 
Trước những cảnh như thế, không ít người đã nổi cơn bực tức, có người bực cái đám đi phóng sanh vốn là vợ con, ông bà cha mẹ mình, thấy phí phạm vô cùng, chỉ toàn thả cho bọn xấu ăn, chẳng khác gì "nối giáo cho giặc"...rồi thế là tìm cách cản trở không cho người ta tham gia, cản không được thì chê bai, than vãn trách móc, nói tới nói lui làm nản lòng người đi phóng sanh. Ngay cả chính trong những người làm phóng sanh cũng có người nản chí, cảm thấy vô ích và tuyệt vọng trong việc bảo vệ mạng sống cá tôm...
Đứng trước điều đó ta phải làm sao ?

Đời là vô thường. Thời gian là sự dịch chuyển không ngừng tận. Không có gì đứng lại chờ chúng ta cả. Việc thiện cũng vậy, không bao giờ chờ chúng ta đến ngày thấy cảnh nơi nơi chẳng còn người xấu mới làm được. Việc phóng sanh cũng vậy, không bao giờ đợi tới ngày sông nước hiền hòa, bặt bóng kẻ rà điện, cá tôm bơi lội chẳng ai buồn câu, chài, đánh bắt,... mới làm (vì lúc đó cần gì phóng sanh nữa ?!). 
Ngày nào còn ở đây, hành tinh này, đất nước này, chúng ta còn làm được việc gì thì làm. Thấy chỗ đó không phóng sanh được thì đi chỗ khác. Phóng sanh là phương tiện tu tập thiện tâm nên đừng có Chấp. Không phóng sanh thì hạn chế sát sanh, không thả cá thì bớt giết hại muông loài. 
Nếu chúng ta cứ chăm chăm đòi đời phải bình yên rồi mới làm việc thiện thì hãy lên hành tinh khác mà sống.

 -dongquangus-

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Nước chảy về đâu ?

Ảnh: báo Thanh Niên
Sắp tới đây, vì cái trận mưa vừa rồi ở Sài Gòn, người ta lại cãi nhau cho coi !
Một bên thì cho rằng lỗi còn ở người dân vứt rác bừa bãi xuống cống làm tắc nghẽn. Một bên cho rằng nhà nước làm cống quá nhỏ...Nhưng riêng tôi ở vùng trũng Nhà Bè-Bình Chánh thì thấy kênh rạch quanh năm nhà nước chẳng màn nạo vét, khai thông mà đất xây dựng thì cứ lấn ra, còn dân thì đổ rác vô tư,...Vậy sắp tới đây làm cống to, hay dân không xả rác xuống cống rồi thì nước chảy về đâu ?
Trong Phong Thủy, quan trọng nhất là nước phải được lưu thông, vào ra đều thuận lợi mà để nước lưu thông không gì bằng chỗ thấp phải khai dòng, đào sâu, cho nước chảy đúng hướng không ngập úng. Như thế vùng Nhà Bè, Bình Chánh chạy dài ra cửa sông Sài Gòn thích hợp quy hoạch cho nước đô thành Sài Gòn thoát ra. 
Nước có chỗ trũng thấp để chảy vào thì chẳng cần vun bồi chỗ cao vẫn tự khô ráo vậy.


-dongquangus-

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

"Yêu kính Vợ, hiếu kính Cha Mẹ, tài vận sẽ nhanh chóng chuyển tốt" ?

Có một trích đoạn thế này (từ một trang có tiếng):
"Đánh Vợ Chắc Chắn Nghèo: Người mà thường đánh Vợ thông thường là không có tiền, mà người có tiền lại thường rất sợ Vợ, hoặc rất yêu Vợ, hiếu kính Mẹ. Bởi vì Tài Tinh ngoài đại biểu cho tiền bạc, thì xét về lục thân là đại biểu cho Vợ và Phụ Thân. Vợ là chính tài, cha mẹ là thiên tài. Khuyên các bạn nam chưa tốt với Vợ nên yêu kính Vợ ! Chưa hiếu Cha Mẹ nên hiếu kính Cha Mẹ ! Như vậy tài vận sẽ nhanh chóng chuyển tốt !"
Nhìn qua các thuật ngữ trong đoạn trích là biết tác giả nói ở môn Tử Bình.
Vậy hỏi về mặt học thuật môn Tử Bình nói thế có đúng không ?
Có đúng mà cũng có sai nhưng cái sai lại làm hiểu xa cái đúng.
Tài tinh đại diện cho vợ nhưng với phụ thân thì phải nói rõ là Thiên tài. Thiên tài đại diện cho Cha, Chính tài đại diện cho Vợ. Nói Tài tinh chung chung là không đúng.
Nói cha mẹ là Thiên tài là sai. Cha mẹ là Ấn tinh.
Từ những cái sai trên mà dẫn đến luận sai.
Người hay đánh vợ chưa chắc không có tiền, người yêu kính vợ chưa chắc giàu. Thực tế nhiều tứ trụ Tài tinh vượng địa tiền của xài không hết và cứ nhậu vô là đánh vợ bất kể đúng sai. Về sau ân hận không đánh vợ nữa và vẫn không nghèo. 
Thực tế nhiều gia đình người ta không giàu nhưng lại rất hạnh phúc, trong những gia đình ấy người chồng rất mực thương vợ, chửi mắng còn chẳng có huống hồ tới đánh. Tuy cũng có trường hợp vận nghèo tới nên đầu óc bực bội gây gỗ đánh vợ nhưng nói yêu kính vợ mà tài vận hanh thông là chỉ hơi hơi đúng thôi.
Và tiếc thay có điều nghịch lý nữa, đó là những mệnh thành đạt lại khắc cha mẹ. Không phải hễ cứ có hiếu là tài vận chuyển tốt. 
Hiếu là cái tình. Vì cái tình mà người có hiếu biết chăm lo cha mẹ còn Giàu là do biết lao động kiếm sống hay không, ngoài ra giàu lớn thì còn phải có số nữa. Tiếc thay ở đời, có những đứa bất hiếu nhưng chúng vẫn cứ có tài vận tốt (lâu bền hay ngắn hạn tính sau). Nói ở mặt học thuật Tử Bình, Tài vượng đoạt Ấn, lúc con giàu lên cũng là lúc cha mẹ yếu bệnh, qua đời...

-dongquangus-

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Thông báo

Lớp Dịch lý học trực tiếp tại nhà cùng dongquangus sáng Chủ Nhật vừa mới khai giảng. 

Bạn nào có nhu cầu học hãy đăng ký qua điện thoại hoặc email ngay để biết lịch học, giới thiệu chương trình .v.v... Thời gian học từ 8g30 sáng đến 11 giờ. 

Trân trọng.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Chưa xong...



"Sống một phút cũng là đã sống
Sống nghìn năm cũng chỉ một đời"
Mấy ngày này lòng ta cứ ngâm nga hai câu thơ ấy, vốn nghe từ một vở cải lương tuồng cổ chẳng nhớ nổi tên...khiến ta không khỏi ngẫm nghĩ về nhân thế...
Người đi rồi chẳng biết phương nào, kẻ ở lại lòng thầm lệ rơi vì chẳng tránh khỏi tiếc thương... Nhưng thôi, cuộc sống là vậy, tất cả vẫn phải tiếp tục...
Ta nhớ quẻ cuối cùng, quẻ thứ 64 trong Kinh Dịch. Hỏa Thủy Vị Tế.
Vị nghĩa là gì ? Nghĩa là Chưa.
Tế là sao ? Là Xong.
Vị Tế là Chưa Xong.
Quẻ cuối cùng của Kinh Dịch thế mà lại có tên là "Chưa Xong".
Chưa xong nghĩa là Vẫn còn. Còn gì vậy ? Chính là còn sự Bắt Đầu.
Như cái chết vậy, kết thúc cũng có nghĩa là chưa xong, nghĩa là bắt đầu lại một chu kỳ mới. Người chết rồi chẳng phải là tận diệt. Chết không có nghĩa là hết. Chết chỉ là sự kết thúc để mở ra sự bắt đầu.
Người đời Sanh xong rồi Lão đi; Lão rồi thì tới Bệnh; Bệnh rồi lại Tử. Tử rồi lại Sanh, Lão, Bệnh, Tử rồi lại Sanh...Tử...Vĩnh viễn kiếp kiếp lai sinh...
Thoán từ (Dịch) nói: "Vị tế: Hanh. Tiểu hồ ngật tế, nhu kì vĩ, vô du lợi." Nghĩa là "Chưa xong : Tốt. Con cáo nhỏ chuẩn bị qua sông mà đã ướt cái đuôi; không qua được; nếu qua thì không có gì lợi cả.
Điều ấy ví như người con hiếu thảo chuẩn bị đường dài, nào là định mua thuốc men tốt, rồi máy móc chữa bệnh hay, rồi mời thầy thuốc tới...để chăm sóc mẹ già. Thế nhưng đương lúc ấy mẹ đột ngột qua đời. Nhiều dự định hãy còn dang dở, "chưa qua sông"...
Tuy nhiên việc "không qua được" vậy không có nghĩa là bất lợi mà trái lại đó là điều tốt.
Vì sao ?
Vì đời chẳng thể trọn vẹn vậy.
Khi thành công là khi chưa hoàn hảo. Sự trọn vẹn chỉ đến khi chưa hoàn mỹ. Sự dang dở là để lòng người thấm thía, chiêm nghiệm, rút ra cho mình những chân lý để sống tốt hơn... "Chưa xong" để mà có sự bắt đầu vậy.
Có khi thà sống một phút vui mà "chưa qua sông" vẫn còn hơn sống nghìn năm khổ công đi tìm trọn vẹn chăng ?

-dongquangus-

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Số phận chiếc máy bay số hiệu MH370

Như vậy số phận chiếc máy bay MH370 của hàng không Malaysia gần như chắc chắn đã có lời giải và đã không ngoài dự đoán. Tất cả đã vỡ tan và không còn ai sống sót.
Dạo ấy và cho tới gần đây đã có nhiều giả thiết được đưa ra. Nhiều giả thiết hồi hộp và hấp dẫn như phim hình sự được các "chiên gia, thần gió in tờ nét" đưa ra. Nào là có ông chú bên công an nói máy bay đã bị bắt cóc và đã đáp xuống Pakistan, tin chắc chắn 100% vì tình báo Nga biết rất rõ (?!) Rồi thì máy bay đã đáp xuống một địa điểm bí mật ở đảo Hải Nam vì vụ này do Trung Quốc gài để do thám rada ĐnÁ, hành khách thảy đều còn sống nguyên vẹn. Lại có giả thiết gay cấn hơn là máy bay đã bị cuốn vào lỗ hổng thời gian và sẽ trở lại nguyên vẹn vào thời gian khác (!)
Thực ra (như dongquangus đã nói từ dạo ấy) máy bay đã rớt xuống biển theo phương gần thẳng đứng, đôi cánh rụng ngay khi chạm mặt biển, các phần còn lại vỡ vụn theo sau, riêng phần thân còn khá nguyên vẹn nhưng người bên trong đều chết hết. Như vậy việc cánh máy bay vỡ trước đã giúp nó dễ nổi trên mặt nước và trôi đi xa hơn, còn phần thân chìm sâu dưới đáy biển rồi.

-dongquangus-

 Link tham khảo: 
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/malaysia-xac-nhan-canh-may-bay-troi-dat-la-cua-mh370-3259483.html

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Khai giảng lớp Phong thủy học, Dịch lý và Nhân tướng

Chào mọi người.

Bắt đầu từ 1 - 08 - 2015, Dongquangus mở lớp online học môn Phong thủy học và lớp trực tiếp cho môn Nhân tướng học (Lớp Dịch trực tiếp đã học buổi thứ hai).

Học qua mạng Internet vào các ngày thứ 2,4 hoặc 6,7 hàng tuần (từ 19g30 đến > 21g) 
hoặc trực tiếp tại nhà thầy vào tối thứ 5 (môn Nhân tướng) 
hoặc sáng ngày Chủ nhật hằng tuần (buổi sáng từ 8g30 học đến 12g cho môn Dịch lý học). 

Việc dạy học sẽ qua hộp thư Chat Facebooktheo phương pháp sư phạm "may đo" rất có lợi cho người học. Tài liệu được cấp miễn phí trong suốt thời gian học.

Liên hệ đăng ký qua email : dongquangus@gmail.com / facebook nick: dongquangus hoặc điện thoại 0123 313 9692.

Thanh toán học phí trực tiếp trọn tháng vào đầu mỗi tháng hoặc qua tài khoản ngân hàng Vietcombank số : 0071 000 814 556 
PGD Lê H Phong Q5 TPHCM
Chủ tk Ng Trần Đông Quang.

Giáo trình đi từ Căn bản đến Nâng cao.

Trong suốt quá trình học, học trò có thể hỏi thoải mái các vấn đề liên quan môn học qua mail, điện thoại hoặc 30 phút cuối mỗi buổi học.


Trân trọng.

Dongquangus

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Thừa, thiếu và những cảm giác...

Khi mệnh người ta thiếu hoặc không thể có cái gì đó, thường cảm giác thèm có được cái đó một cách vô thức. Hoặc mệnh người ta có thừa cái gì đó thì cảm giác ngán ngẫm, không muốn có một cách vô thức.
Ví như ở sinh lý học cơ thể người, khi cơ thể thiếu sắt, người ta tự nhiên thích ăn thịt bò, thiếu chất xơ thì lại thèm rau củ...
Người mệnh khó có con thường sanh cảm giác thèm khát có được đứa con. Người mệnh dễ có con thường mong chỉ đẻ một hai đứa là đủ, ấy thế mà lại có cả chục đứa.
Hay như người mệnh chỉ có con gái, không có con trai nên tâm tư cứ mong có con trai, rốt cuộc đẻ tới 4-5 đứa mà chỉ toàn là con gái.


-dongquangus-

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Mông biến Vị Tế

Nay trời xế trưa, đương ngồi yên bỗng đâu có cơn gió thổi làm cánh cửa phòng đóng "Rầm!" một tiếng thật to đến giật mình.
Thấy lạ, ta bèn coi coi chuyện gì xảy ra.
Được quẻ Mông, hào 4 động.
Thôi rồi, chuyện con nít, chắc trong đám em bé có đứa bị gì đây...
Quả nhiên lát sau có đứa đang mang bầu nói đang bị...có máu.
Nhưng ta biết, đó chỉ mới là bên ngoài...Còn trong, Mông đến từ Truân, vì gian nan mà có thời Mông. Cũng vì mông lung, chẳng thấy được điểm đến nên mới ra vậy...nhưng cũng nói, không thấy là do nhãn quan mình thiếu sáng suốt chứ không phải là không có chỗ tỏ.
Hào 4 nói:
"Lục tứ : Khốn, mông, lận."
Tiểu tượng truyện giảng: nó phải hối tiếc, xấu hổ vì chỉ một mình nó ở xa các hào “thực” (tức là các hào dương. Hào dương là nét liền, không khuyết ở giữa, nên gọi là “thực” ; hào âm là vạch đứt, khuyết ở giữa nên gọi là “hư”)
“Thực” tượng trưng người có lương tâm còn “hư” tượng người thiếu lương tâm.
Vì chuyện thiếu lương tâm của kẻ khác mà chính mình cũng thiếu lương tâm theo sao ?
...


Mông là mông muội.
Vì mông muội nên nhiều cái chưa biết. Đã Mông thì chẳng trách nó được vì nó chẳng thể nhìn xa. Nó nhìn không được xa thì cũng chẳng trách nó được vì nó còn mông muội. Chỉ có thể thương cảm.
Vị Tế là cuối mà cũng là đầu, là hết mà vẫn còn đó. 
Vậy hết là hết cái gì ? Còn là còn cái gì ?
Hết là hết cái duyên này nhưng còn là còn cái Quả báo của Nhân trước đó.
Quả báo gì ?
Buông bỏ đồ quý, thì Quả báo về sau sẽ nghèo.
Cái gì gọi là Quý ?
Tài sản của mình gọi là quý.
Tài sản gì gọi là Quý ?
Lương tâm.
 -dongquangus-

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Dự đoán về vụ thảm sát gia đình 6 người ở Bình Phước


bo-truong-ok-1-9841-1436341846.jpg

Như đã nói trước từ đầu năm, năm nay là năm mà người ta chết một cách lạ thường. Có thể số người chết không tăng hơn so với các năm trước nhưng những cái chết trở nên khác thường, gây chấn động. Và giờ đã xảy ra vụ thảm sát 6 người chết trong tình trạng bị cắt cổ thật ghê rợn.
Vậy vụ án này thế nào ? Kết cục ra sao ?
Quẻ Tiểu quá, hào 3 nói: 
"Cửu tam: Phất quá phòng chi, tòng hoặc tường chi, hung."
Dịch: Hào 3, dương: Chẳng quá phòng bị (tiểu nhân) thì rồi sẽ bị chúng làm hại đấy."
Giải: Thời này là thời Tiểu quá; là thời tiểu nhân nhiều hơn quân tử, nên đề phòng quá cẩn thận một chút cũng tốt. Tuy nhiên vì đã không đề phòng cẩn thận (quá một chút), chủ quan nên bị họa. Hào này xấu nhất trong quẻ vì bị 2 hào âm ở trên ép xuống, 2 hào âm ở dưới thúc lên, chỉ có mỗi hào 4 là bạn mà chẳng giúp được gì.
Từ đó, năm nay mọi người hãy cẩn thận, ngoài chuyện củi lửa, đi đường cẩn thận tai nạn giao thông thì cũng phải đề phòng trộm cướp.
Tại sao vậy ? 
Đó là do Thời.
Đây là thời âm khí nặng nề từ trời giáng xuống. Thời Tiểu Quá là thời 4 âm chèn ép 2 dương, tiểu nhân nhiều gấp đôi quân tử nên kẻ tà đạo thì đông khiến người thường dễ bị hại.
Sắp tới đây, việc tìm ra kẻ phạm tội thảm sát không phải dễ dàng nhưng rốt cuộc vẫn thành công. Bên phía công an hãy tập trung tìm người có liên quan đến tài sản của nạn nhân. Các nhân chứng sẽ giúp các anh lần ra thủ phạm. Nhằm ngày tháng Ngọ Mùi Thìn sẽ xong.

Bài đăng trên https://www.facebook.com/dongquangus ngày 8/7 
-dongquangus-

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Nếu không hiểu mệnh

Nếu không hiểu mệnh, có nhiều việc khiến chúng ta không thể lý giải nổi tại sao, tại sao có người cứ đi tới đâu là gặp người giang hồ, kẻ ác làm khó tới đó, như mệnh thân vượng + Kình Dương chẳng hạn, hay là có mệnh cứ đi tới đâu là lại dễ gặp người nhân từ, tốt bụng tới đó (Hoa cái + Không vong). Lại có người cứ đi tới đâu là con gái yêu tới đó mà lại có người yêu tới đâu là con gái đi lấy chồng tới đó (chỉ vì mệnh cả 2 có sao Đào Hoa mà cấu trúc lại khác nhau)...

-dongquangus-

Khi nào "ông Bụt" hiện ra ?

Vì sao mãi tới lúc cô Tấm bị mẹ con dì ghẻ trộn đậu đen lẫn đậu trắng rồi bắt nàng lựa trắng ra trắng, đen ra đen xong mới được đi chơi lễ, thì ông Bụt mới hiện ra giúp đỡ cùng câu hỏi hơi "ngớ ngẩn" quen thuộc: Vì sao con khóc ?
Đó là vì ông Bụt chỉ hiện ra khi phù hợp Nhân Quả, thiện nghiệp. Cô Tấm vốn là người hiền lành, lao động chăm chỉ, nói chung là giỏi giang, thế nhưng lại bị kẻ khác ức hiếp, bóc lột, đối xử bất công...mà vẫn nhẫn nhịn. Thế nên, khi vũ trụ tuần hoàn, chỗ nào trũng (bất công) thì có cái bù vào cho (công) bằng lại, ông Bụt liền hiện ra giúp đỡ. Ông Bụt không phù hộ cho cái ác, nên chỉ hiện ra khi người ta sống đàng hoàng mà lại phải chịu nhiều bất công mà thôi. Sống tốt mà chịu thiệt, đó là chuyện không bình thường.
Với quẻ bói Dịch cũng vậy, nếu là chuyện thường, chuyện ác thì đừng gieo quẻ, bởi quẻ hầu như không ứng nghiệm hoặc toàn nói lời đạo đức khiến kẻ ác khó nghe lọt lỗ tai.


Hình minh họa (internet)
-dongquangus-

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Dịch và đồng tính luyến ái

Trong không gian của Dịch, đồng tính luyến ái được xem là bệnh.
Có câu :
"Một Âm một Dương là thuận
Lệch Âm lệch Dương là thành bệnh"
Nghĩa là cứ Âm nữ phối với Dương nam là tốt, hợp đạo. Hễ lệch một bên tức là Âm nữ với Âm nữ hoặc Dương nam với Dương nam thì sẽ tạo ra sự thiên lệch, không đạt tới hài hòa, không lợi cho nòi giống nên gọi là bệnh. Ngay cả ở thế giới động vật cũng vậy.
Hình minh họa (internet)
Nói vậy Dịch có phân biệt kỳ thị những người đồng tính ?
Không hề và cũng không nên đặt câu hỏi như vậy, vì hỏi không đúng với nội dung quan điểm Dịch phản ánh.
Dịch thừa nhận có đồng tính luyến ái (rõ ràng trong câu trên) và không có ngôn từ kỳ thị, chê bai đồng tính luyến ái.
Một người đàn ông có nội tiết tố nam đầy đủ sẽ thể hiện nam tính và có đời sống của một người đàn ông bình thường. Do vậy, một người nội tiết tố nam yếu hoặc rối loạn và những bất thường trong đời sống tinh thần sẽ dễ trở thành "bê đê". Và với Dịch, đây là điều không bình thường, là bệnh. Với nữ giới cũng vậy.
Nếu đã là bệnh thì phải chữa. Chữa bằng cách nào ? Cân bằng Âm Dương, cải thiện đời sống tinh thần, nhờ y học can thiệp nếu được. Tất nhiên việc này là khó vì tình dục hay tình yêu nói chung thuộc loại dễ "gây nghiện", thích rồi thì khó bỏ, lâu ngày thành tật rồi thì càng khó chữa.


-dongquangus-

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

"Khổ Tiết" nghĩa là gì ?



Thiệt là... Lâu lâu ta lướt web là cứ lại gặp đám cãi lộn. Nay mới nửa năm mà đã có những vấn đề lên đến "đỉnh điểm" của những "trung tâm".
Tại sao năm nay lại như vậy ?
Đó là vì người ta đang ở hào 6 của quẻ Tiết trong Kinh Dịch.
Hào 6 quẻ Tiết nói gì ?
Rằng "Khổ tiết, trinh hung. Hối vong."
Nghĩa là : Tiết chế đến mức cùng cực mà cứ giữ hoài cái kiểu đó thì xấu. Nếu biết hồi đầu, bớt đi thì sẽ yên.
"Khổ Tiết" ở đây nghĩa là gì ?
Ta thấy các tác giả dịch Dịch Kinh gọi Khổ Tiết là "tiết chế đến mức cùng cực" nhưng có ai hiểu rõ được điều đó ?
Khổ Tiết chính là nói đến cái tính hà tiện, bủn xỉn của con người.
Vì con người hà tiện cái tâm lượng của mình. Hà tiện, không chịu mở lòng. Keo kiệt với mọi người, không chịu rộng lượng với ai cả. Chỉ khăng khăng ky bo, hà tiện với cái Tôi của mình, không chịu cho ai cái gì liên quan đến Tôi cả. Hễ người ta nói ra điều gì đó trái ngược với quan điểm của Tôi thì không chịu nhường lời, phải cãi cho bằng được,cãi cho bằng ăn thua đủ mới thôi, không cần biết tới đúng hay sai, người ta nói đúng sờ sờ ra đó thì cho là sai, người ta nói sai thì lại cho là đúng.
Vì hà tiện nên ai mà vô tình hay cố ý đụng chạm đến, làm tổn hại đến cái Tôi của mình thì liền "xù lông" lên như con nhím, phòng thủ cẩn mật vô cùng, sẵn sàng phóng gai nhọn vào bất cứ ai khả nghi xung quanh. Đó gọi là Khổ Tiết vậy.
Rồi rốt cuộc được cái gì ? Chả được cái gì, bởi sự thỏa mãn đến rồi đi trong hư vô, chỉ còn lại thân mình với Nhân Quả là gieo thị phi gặt thị phi mà thôi.
Do đó, khi ở thời Khổ Tiết, nếu biết bớt đi cái Tôi của mình thì sẽ thấy cuộc sống dễ chịu hơn, thanh thản hơn, như ai đó từng nói:
"Nhẫn một chút sóng yên biển lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao"
-dongquangus-
--------------------
*P/S: Như thường lệ, đừng nghĩ những gì tôi nói tất cả mọi người sẽ đồng ý. Dăm ba người gật gù là đủ lắm rồi.