Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Sai lầm về cái nhìn



Sau cùng, mọi nhận xét, phê bình của chúng ta về lăng kính nhìn đời của người khác đều dẫn đến sai lầm bởi ngay cái lúc nói về cái nhìn của người khác thì cũng là lúc chúng ta đang tự đặt mình "ngồi" vào cái góc nhìn của chính mình.

Trong khi đó thực sự không cách gì biết được người ta nhìn đời qua lăng kính nào và đời thì luôn có vô vạn góc nhìn không bao giờ kể xiết.

Vì sao ?

Chúng ta cho rằng một người tốt nghiệp trường cao cấp chính trị của ĐCS sẽ nhìn đời qua lăng kính của tư tưởng chính trị ĐCS hay một tay "Rân chủ" với não trạng của kẻ "hận vong quốc", mọi ngôn từ, văn phong đều "sặc mùi" chống Cộng sẽ nhìn qua lăng kính TBCN hay cho rằng một ông thầy chùa suốt đời sẽ nhìn đời qua lăng kính Phật giáo, đi đâu cũng nói chuyện về Phật.

Thực ra một con người, suy nghĩ của họ mênh mông còn hơn đại dương, làm sao "Lấy thước mà đo lòng người" ? Những gì họ nói mỗi ngày tại một góc đường, xó chợ chưa chắc đã là tất cả những gì của đời họ. Có khi đó chỉ là những câu nói cần nói ở đó, tại thời điểm đó cho một mục đích cụ thể, cho một việc làm cần làm... Sau khi nói xong, tại thời điểm khác, họ lại đến chỗ khác và lại thể hiện cái nhìn của mình qua lăng kính khác.


Ví dụ, chúng ta cho rằng một ông thầy chùa sẽ luôn nhìn đời qua lăng kính Phật giáo nhưng vấn đề Phật trong lòng ông ấy là Phật như thế nào ? Trong khi Phật trong lòng chúng ta là Phật như thế nào ? Nếu lấy Phật trong lòng chúng ta ra để nhận xét về Phật trong lòng ông ấy thì thật là ngạo mạn, sai lầm.

-dongquangus-

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Độc Dịch

Hải vũ nhược khai tân thế giới              

海宇若開新世界

Dân phong ưng nhập cổ hồng hoang  

民風應入古鴻荒

Thanh thần độc khởi quan Chu Dịch    

清晨獨起觀周易

Tiêu tức doanh hư vị dị tường               

消息盈虛未易詳

                                                 -Nguyễn Khuyến-

(Nếu đời mở khai tân thế giới,Người ta cũng nên theo nền nếp thuở xa xưa,Sáng sớm thức dậy, riêng mình ta đọc Dịch,
Hiểu rõ thế sự thay đổi không phải dễ.)

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Bàn về hai tuổi Bính Dần - Kỷ Tỵ

Thời gian vừa qua, ngẫu nhiên làm sao hay nói là hữu duyên cũng được, bỗng có nhiều đôi bạn trẻ cùng một tuổi : nam Bính Dần (1986), nữ Kỷ Tỵ (1989) đến hỏi mình liệu họ có lấy nhau được không ? 9/10 đôi đều tâm sự về việc có sự lo lắng vì người ta đồn hai tuổi này kỵ nhau, đa số là bị sự lo ngại, cản ngăn (có trường hợp rất dứt khoát) của cha mẹ ... với lý do họ đi hỏi thầy hoặc tự mua sách về coi bói nói hai tuổi ấy bị tuyệt mạng, kiêng kỵ không lấy nhau được, không cho lấy nhau.
Thiệt là...
Định kiến đến từ xã hội, khi người ta nói cái việc đó xấu thì có khi nó vốn tốt lại hóa thành xấu, chưa chắc xấu cũng thành xấu, vốn đã xấu lại càng xấu hơn. Một người nói xấu, người thứ hai, ba ăn theo cũng nói là xấu, rốt cuộc mười người, rồi đến trăm người nói theo mà chưa chắc đã biết đúng hay sai, khiến cho người nghe nửa tin nửa ngờ, rồi bụng bảo dạ kiêng cho lành, cữ cho chắc ăn...
Xem mệnh cũng vậy, ví như người ta cứ kháo nhau mấy câu đại khái "Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung" rồi cho rằng cứ hai đứa nào nằm trong bốn cái Chi này là không hạp, không cho cưới, bắt phải chia tay,...
Rồi thì lại nghe "Dần Ngọ Tuất tam hạp", sau khi can thành công đứa con tuổi Dần của mình ra khỏi đứa tuổi Tỵ thế là liền kiếm cho nó anh chàng tuổi Ngọ vì nghĩ tam hạp là tốt.
Rốt cuộc sau dăm ba năm lấy nhau, hai đứa ly dị vì không hợp. Cha mẹ không biết làm sao bèn đi hỏi thầy. Thầy soi xong nói mệnh này mấy năm trước vì bị cha mẹ chia rẽ mà có cái họa hôn nhân ngày nay.

Vậy là thế nào ?
Thực ra, hai tuổi Dần và Tỵ đúng là bị phạm Hình trong Tam hình, tức là không tốt. Đây là phạm Hình đặc thế, tức hay dùng quyền cá nhân để áp chế đối phương.
Tuy nhiên, nhiêu đó không có nghĩa là xấu hay không hợp được. Nếu trong mệnh có Can Chi nào đó hóa giải Hình kia thì không xấu nữa, thậm chí còn hóa ra tốt thêm bội phần.
Xét riêng Bính Dần - Kỷ Tỵ thì Bính hỏa sinh cho Kỷ thổ, Dần mộc sinh cho Tỵ hỏa. Vậy là Tương sinh chứ có khắc đâu ?
Xét tiếp Bính Dần nạp âm mệnh Lư trung Hỏa, Kỷ Tỵ nạp âm mệnh Đại Lâm Mộc. Đó là Mộc-Hỏa tương sinh. Vậy là kỵ chỗ nào ? Nếu dụng thần hai tuổi ấy cùng Mộc - Hỏa hoặc cấu trúc tứ trụ hài hòa thì phải nói chẳng những không kỵ mà còn tương thân tương ái, vĩnh kết đồng tâm, bách niên giai lão...
Xét nữa, Bính Dần phong thủy nhà hướng Khôn, Kỷ Tỵ hướng Tốn, hai đứa ở chung sẽ có một đúng hướng tốt, một phải vào hướng xấu. Như thế không có nghĩa là không có cách hóa giải, phải có chuyên gia phong thủy xem xét tư vấn giúp cho mới được. Có khi mệnh cả hai kỵ Kim, thì thống nhất bố trí nhà cửa trọng Mộc, lúc đó vào đúng dụng thần, tránh xa kỵ thần thì xấu chỗ nào ?
Thế đấy ! Một số người Việt chúng ta thiệt là có tinh thần tự do độc lập, hễ cảm thấy bệnh là tự chẩn đoán rồi tự chữa trị (vậy thì có bác sĩ để làm gì ?), tới mệnh cũng tự coi rồi tự phán rốt cuộc chẳng những hại thân mà còn liên lụy người khác...


-dongquangus-


Quan điểm nào là đúng hay không đúng ?


Sau cùng thì bất cứ quan điểm nào được xem là đúng cũng không đúng, bị coi là sai cũng chưa chắc sai. 

Ví như cái bình kia, nhìn ở mặt này ta nói cái bình có vòi, có quai, có hoa văn trên thân, nhưng với người nhìn ở góc độ trước mặt, tầm ngang vòi bình thì họ sẽ nói cái bình có vòi mà chưa chịu cái bình có quai. Nếu người ở góc đối diện của ta thì chưa chắc họ thấy hoa văn trên thân bình mà ta đang thấy. Sau cùng, sẽ không bao giờ có người nói cái bình có đặc điểm như mình thấy mà dễ được người nhìn ở góc độ khác chấp nhận đồng thời chẳng bao giờ tất cả mọi người đều ở cùng một góc nhìn bởi không gian nào chỉ có một góc ?! 
Đó là triết lý nhà Phật, tất cả chỉ vì bản ngã chấp nơi lục căn. 

Còn với không gian Dịch lý, cái bình không tồn tại, vì thế cũng không nói khác triết lý nhà Phật. 

Vì sao ?

Nếu nói cái bình có tồn tại thì ta phải đi vòng qua bên kia mới thấy cái mặt bên kia của cái bình và phải đi tất cả các góc, kể cả từ trong ra ngoài mới thấy rõ đó là cái bình. Nhưng như vậy thì chẳng phải Dịch nữa rồi.



-dongquangus-