Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Quốc vận Việt Nam 2018

Dân tình thế thái năm 2018 sẽ thế nào ?
Năm 2018, sẽ là năm bắc cầu qua khe nứt, là năm "ý chí ở tại quân vương", là thời tiểu nhân phải theo chầu quân tử nhưng cũng là năm bắt đầu của lớn đi nhỏ tới...
Tại sao lại như vậy ?
Bởi 2018 là thời vua làm nghề mần lúa. Để lúa tốt, cho hạt chắc mẩy, phải làm nhiều việc, từ cày cấy cho tới nhổ cỏ, thu hoạch... Những kẻ làm hại quốc gia hoặc đầu hàng hoặc phải lui vào chỗ không thể lộ liễu giương oai...
Nhưng cũng nên biết một điều, 2018 là năm mầm ác mới còn non...
Tại sao lại thế ?
Bởi đạo Trời là thế ! Đạo Trời là gì ? Là cái quy luật ở đời của con người.
Quy luật ấy là sao ?
Nghĩa là hết cái này đi thì cái kia tới, lúc đi là do già rồi, lúc tới thì hãy còn thơ... Hết Hợp rồi Tan, Tan xong rồi lại Tụ, Tụ về rồi Hợp, trong Hợp lại có Khắc, có Khắc mới có Tan...Hợp Tan Tan Hợp...
 
Nguồn hình minh họa: Internet
Thế kinh tế quốc gia năm 2018 sẽ như thế nào ?
Năm 2018 là năm kinh tế quốc gia sẽ mang tính hàn lại, kết chặt, xiết khóa.
Nghĩa là sao ?
Là như bánh răng với dây xích vậy, chúng sẽ được lắp vào nhau. Là năm nhiều bộ phận được lắp đặt, người ta sẽ nắm tay nhau chặt hơn để không bị lọt rớt và rồi đưa ra những quyết định thắt chặt.
2018 là năm người ta sẽ ép cái này theo cái kia, lắp cái này vào cái kia sao cho các thứ ấy vận hành như người ta muốn.
Do đó năm 2018 ai đang lái xe hãy thắng lại, chạy chậm lại không thôi bị người ta tuýt còi hoặc phải tranh đấu căng thẳng nhau...
Nói chung kinh tế quốc gia 2018 là một bức tranh màu vàng nặng, hơi u ám nhưng được vẽ bằng chất liệu đắt tiền, hứa hẹn có ngày giá trị bức tranh sẽ có được nhiều tiền hơn...



-dongquangus-

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Quẻ Đoài - quẻ của niềm vui

Vào buổi trưa mùa Đông thời nọ, ta ngồi lướt web. Tình cờ đọc được bài share của một tên dở hơi chán đời mặt to lông mày rậm - thường hay hỏi những câu làm ta ngáp dài- về tai nạn của một người nghèo... Ta cảm thấy cần giúp chỗ ấy nhưng hơi do dự không biết thông tin có chính xác không,.. Ta tự hỏi vậy có nên giúp không ?
Được quẻ Thuần Đoài, hào 4 động.
À, ra là vậy !
Trước Đoài là Tốn, vì quá khứ ta đã từng có link với nó, nên mới có sự kiện Đoài là Vui này.
Đoài là vui bên ngoài mà cũng vui trong lòng. Ngoài mặt thì cười mà lòng dạ cũng hân hoan, đó mới là vui, chớ chẳng phải ngoài thì cười mà lòng dạ lại không vui.
Hào 4 quẻ Đoài nói : "Cửu tứ; Thương đóai, vị ninh, giới tật, hữu hỉ."
Dịch: Hào 4, dương: cân nhắc xem nên cầu vui ở phía nào mà chưa quyết định được rồi sau theo chính bỏ tà, đáng mừng.
Nghĩa là Ban đầu thì còn do dự, là do thân còn gần hào 3 - hào 3 là chỗ của kẻ tiểu nhân, ví như 1 cô gái mà ở giữa 4 người đàn ông - nên có sự hoài nghi về độ chính xác của thông tin. Nhưng mà rồi vì vốn đã chọn đường Chính nên đã làm chuyện "hữu hỷ" (đáng mừng).
Ngẫm tới đây, ta biết mình cần phải làm gì rồi. Liền lát sau quẻ ứng nghiệm luôn !

Related image
Nguồn hình minh họa: Google Search

-dongquangus-

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Có thời làm được mà có thời nên buông bỏ

Khi anh đến tuổi 49-50-51, nếu Nhân tướng anh như vậy thì đó là lúc cần phải rút lui, nếu không làm vậy sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Tại sao cần phải rút lui ? Đó là vì Thời của anh (thể hiện qua Nhân tướng) không còn phù hợp cho việc tham gia vào cái hệ thống ấy nữa. Nó không còn phù hợp cho anh.
Ai đúng ai sai không quan trọng nữa. Ai hại, ai xử anh không quan trọng, vì đó chỉ là nhân tố để Số anh được diễn ra tương xứng với chọn lựa của anh.
Vạn sự đều tùy ở chữ Thời. Có thời làm được mà có thời nên buông bỏ. Đó cũng là Số. Buông đâu có nghĩa là bại. Chết thì mới hết đường cứu...
Số là gồm cả Tiên thiên và Hậu thiên. Tiên thiên định sẵn, Hậu thiên do anh.

Kết cục của anh chẳng phải chỉ do Tiên thiên.


Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Thời của Cách

Vào sáng sớm ngày thứ Ba, một ngày bình thường như mọi ngày, ta dậy sớm làm việc, mở máy tính thấy có đứa học trò hỏi "... ý tưởng đổi chữ viết là nên hay không thầy" ?
Ta bèn suy nghĩ ...rồi đi ngủ lại.
Khi trời hửng sáng, ta dậy đi tắm, sau đó tự pha cho mình tách trà nóng với gừng tươi và trà hoa bụp giấm. Nhấp ngụm trà thơm, vị đăng đắng, chua chua, cay cay, tinh thần sảng khoái, ngáp dài một cái ta nói...
Kinh Dịch có một quẻ tên là Trạch Hỏa Cách. "Cách" có nghĩa là: đổi mới, cách mạng, cách tân...
Lời đầu quẻ nói : "革: 已日乃孚, 元亨 利貞.悔亡.
Cách: Dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh. Hối vong.

Dịch: Thay đổi: Phải lâu ngày người ta mới tin được; phải rất hanh thông, hợp chính đạo (thì người ta mới phục). Ðược vậy thì không phải ăn năn."
Nghĩa là Ở thời của sự đổi mới (tiếng Việt), thì phải tính kế lâu dài (người ta thấy hợp mới dùng), (nhưng) cái sự đổi mới này phải "hợp chính đạo", có thế thì mới không gặp việc đáng tiếc sau này.
Nghĩa là sao ?
Việc gì cũng vậy, phải hợp Chính Đạo. Chính đạo là gì ? Là đường lối nào sẽ dẫn mình đi thật xa mà vẫn đúng chân lý. Nghĩ ra chữ viết mới cần phải có trình độ hiểu biết cao và tầm nhìn xa về ngôn ngữ, cũng ví như loài chim đại bàng vậy, chim ấy bay cao là vì nó có nhãn quan tinh tường, có tầm nhìn xa, trông rộng, đôi cánh nó to khỏe, giang rộng mới tự tin lướt trên gió lớn, không như hạng chim sâu, chim sẻ, vì bay dưới thấp mà tầm nhìn hạn hẹp, rồi vì tầm nhìn hạn hẹp mà chỉ bay dưới thấp.
Tiếng Việt -hay cái gì - đổi mới cũng vậy, hãy tạo ra cái chữ có thể chứa đựng được cả tâm hồn dân tộc, để trăm năm sau vẫn còn hữu ích, chứ đừng có vì ham ba cái tầm ngắn nhất thời mà cho ra loại chữ càng học càng ngắn...
Lời quẻ còn nữa ...

-dongquangus-

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Chim hồng tiệm tiến

Nhớ có thời nọ, ta thấy chuyện về con hồng hạc, tự nhiên mới nhớ tới hào 1 quẻ Phong Sơn Tiệm. Thực xưa nay có bao giờ ta "tự nhiên mới nhớ" !
Hào 1 quẻ Tiệm nói
"初六: 鴻漸于干, 小子厲, 有言, 无咎.
Sơ lục: Hồng tiệm vu can, tiểu nhân lệ, hữu ngôn, vô cữu.
Dịch: Hào 1, âm: Con chim hồng mới bay cao cỡ bờ nước, hạng nhỏ dại (hoặc tiểu nhân) thấy vậy cho là nguy rồi than thở, tuy tào lao đấy nhưng dù sao cũng không trách nó.
Ta thì nghĩ: Hào 1 là thời còn thấp, nhỏ, ở dưới cùng, như chim hồng mới tiến được tới bờ nước, kẻ "nhỏ dại" thấy thế mà than thở không tiến được mau (tức không văn minh) bèn cho là nguy mà không nghĩ đó vì hồng hạc còn nhỏ, chưa hiểu biết (tiểu tử), cần phải tập rèn cái đã, rồi mới tiến được."
Nghĩa là sao ? 
Chim hạc bay rất đẹp, nó cất cánh như máy bay phản lực vậy, chẳng giống máy bay trực thăng, sải cánh hạc rộng, dài, thân hình hạc thon thả, khi sải cánh bay thường phải là là ở thấp (bờ nước) rồi dần dần bay cao lên (tới trời). Hạc không bay kiểu từ trên trời rơi xuống như lũ kền kền, cũng không bay ào ào tranh đua như bọn quạ đen vốn là bọn có thể bay đứng để dễ chộp giành thịt thối... Để bay được như máy bay phản lực, chim hạc lúc mới tập bay nó phải tập rèn rất nhiều, từ tư thế sải cách, cho tới cách chạy đà, cổ phải vươn ra làm sao, thậm chí là tiếng kêu cũng phải hợp với hơi thở lúc đập cánh.v.v...Hạc con phải thử tập đủ cách, từ chút một, những điều thật nhỏ rồi mới tới điều cao hơn, mới hoàn thiện được, mới bay cao được. Chẳng thể lùi lũi cắm mặt xuống đất như chim cút, gà vườn.
Quẻ Tiệm cũng nói lời đầu:
"漸: 女歸, 吉, 利貞.
Tiệm: Nữ qui, cát, lợi trinh."
Nghĩa là nghĩ, nói và làm cái gì cũng cần phải từ từ như cô gái về nhà chồng vậy, chẳng thể hùng hổ "ghế trên ngồi tót sổ sàng" được.
Tại sao Con chim hồng mới bay cao cỡ bờ nước, hạng nhỏ dại (hoặc tiểu nhân) thấy vậy cho là nguy rồi than thở, tuy tào lao đấy nhưng dù sao cũng không trách nó ?
Trách nó -hạng nhỏ dại- làm gì, nó đã là người cao lớn đâu !

Nguồn hình: Google Search


-dongquangus-

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Nhìn cuộc đời đức Phật qua lăng kính Kinh Dịch

... Sau một thời gian tu hành khổ hạnh, thân người trở nên ốm yếu gần gò, sắp chết tới nơi, Tất Đạt Đa Cồ Đàm - tức đức Phật Thích Ca - rời khỏi chỗ tọa thiền, lần ra sông Hằng tìm nước uống (quẻ Giải), nhưng đi được một đoạn đã ngã gục vì kiệt sức, may có cô gái chăn dê gần đó tặng cho chén sữa uống mà hồi tỉnh (đó cũng là quẻ Giải), sau ngài xuống sông tắm gội sạch sẽ...
Sức khỏe hồi phục, nước sông mát mẻ, trong người sảng khoái, ngài nhận ra tự đày đọa thân xác mình hay quay lại hưởng dục lạc thế gian đều không phải là cách đi tới chỗ đắc đạo (đó cũng là quẻ Giải), Đạo của sự giải thoát là cần có Trí tuệ,... Liền quay trở lại cội cây bên bìa rừng, ngài quyết định thiền định tiếp (đó là quẻ Vị Tế - Vị Tế có nghĩa là "tiếp theo" mà cũng có nghĩa là "bắt đầu"). Sau suốt 21 ngày "nhập trong thiền định", đức Phật nhận ra Tôi chỉ là một phần nhỏ nhoi vô cùng trong thế gian mênh mông vô hạn này (là quẻ Mông), sự chân thật của cuộc đời là cái Tôi chẳng khác như ảo ảnh (quẻ Mông), tất cả chỉ như giọt sương mai, như ánh sấm chớp, thấy đó rồi mất đó,... (cũng là quẻ Mông).
Nhờ sự nhận thức ấy, đạt tới cảnh giới ấy, ngài - đức Phật Thích Ca - đã trở lại thế gian, vừa sống vừa quan sát thế gian, vừa đi thuyết giảng Phật pháp (vừa dạy mà cũng là vừa học- đấy là một vị thầy- quẻ Sư), trở thành bậc đại tông sư, là thầy của triệu triệu con người khắp thế giới (quẻ Sư).
Địa Thủy Sư - Bề ngoài như là Thổ - Đất, chỗ thì xanh tươi mà chỗ thì thô ráp không đồng đều nhưng bên trong lại chứa Thủy-Nước.
Thủy chủ về Trí, Thổ chủ về Đôn hậu. Bề ngoài thô ráp, tuổi tác già trẻ khó nhận ra nhưng phảng phất nét nhân từ, phúc hậu còn trong lòng lại chất chứa trí tuệ cao. Thủy mà có Thổ chắn, là cái Trí biết tiết độ, Trí mà được Thổ dẫn dắt là người có đạo đức. Đó là tượng của vị thầy lớn.
Ta đọc Kinh Dịch mà nghiệm ra vậy.

-dongquangus-


Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Thiên Lôi Vô Vọng - đừng làm điều trái lẽ tự nhiên

Một ngày nọ, có cô gái đang có thai lo lắng tìm đến hỏi tôi rằng có nên mổ bắt bé ra sớm trước Tết hay không, vì nghe nói nếu sanh bé sau Tết sẽ có sự xung khắc về tuổi mẹ & con. Xung khắc tức là không tốt.

Có con là việc hệ trọng. Sanh con thì quý ở sự sanh tự nhiên, như trái trên cây vậy, trái chín tự nhiên là do đến ngày tháng khi khí Ngũ hành của trái đã đầy đủ, sẵn sàng cho việc rời khỏi cây mẹ, còn việc sanh mổ cố ý bắt con ra sớm là trái với lẽ thường, giống như trái trên cây chỉ mới còn xanh mà đã cắt cuống hái xuống sớm, có vẻ là vẫn dùng được nhưng phải ủ, tất nhiên làm sao mà tốt bằng trái chính tự nhiên ! Nghĩ vậy nhưng sự tốt xấu của bé cũng là hệ trọng nên tôi bèn lập quẻ coi sao, được nội dung như sau:

Quẻ THIÊN LÔI VÔ VỌNG

Trời thì ở trên, Sấm thì ở dưới mà cũng có nghĩa là Cha trên Con dưới. Cha là bậc trưởng, con bậc thứ. Cha ở trên, con ở dưới là có trật tự. Có trật tự tức không đi sai. Không đi sai còn gọi là Vô vọng.

Hào 2 quẻ Vô vọng nói :
"六二: 不耕穫, 不菑, 則利有攸往.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.

Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (tri) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi."

Nghĩa là gì ?

Nghĩa là một khi bạn đã chịu làm việc thì sợ gì không có thành quả, khi mới cày những luống đầu tiên thôi thì khoan nghĩ ruộng đã thu hoạch được lúa tốt hay xấu, cần phải đi tiếp cho xong hành trình của mình mới biết.

Vậy đó, cũng như nói bạn đang có thai thì đừng quá lo chuyện đó, bé còn trong bụng, tức mệnh chưa được lập thì cũng đừng mong biết cát hung. Cát hay hung còn tùy ở thực tại trong từng hơi thở này.

Thiên Lôi Vô Vọng nghĩa là đừng làm điều trái lẽ tự nhiên.

Nguồn hình: Google search


-dongquangus-



Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Bưu phẩm chờ hoài không thấy, khi nào mới về tay ?

Quẻ Dịch không những dùng để tìm vật đã mất như nhẫn cưới, hành lý, laptop...mà còn có thể dùng trả lời cho những câu hỏi đầy chờ mong... Nay dongquangus tiếp tục giới thiệu cùng độc giả một quẻ thí dụ về việc "điều tra" bưu phẩm phương xa. Trong bài có dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn có thể gây khó hiểu nhưng nếu ai có học Dịch lý rồi thì dễ nắm hơn.

Tất nhiên hãy nhớ, những việc quan trọng mà mình không còn cách gì giải quyết được nữa thì mới hỏi quẻ. Còn mấy chuyện không cần lắm, không khẩn cấp thì không dùng.

Thí dụ như có dạo tôi đặt mua tặng bà xã một món đồ quan trọng ở tận Ukraine xa xôi, chờ hoài cả tháng trời không thấy về tay, kiểm tra bên bưu cục họ cũng chỉ trả lời là "chưa thấy về", lòng dạ lo lắng không biết chừng nào và nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo... Vậy chuyện gì đã xảy ra với kiện hàng mình đặt mua ? Liệu có nhận được không và chừng nào thì hàng về ?

|- Ngày: Ất Mùi |- Tháng: Mậu Thân |- Năm: Đinh Dậu |- Giờ : Ngọ

Photo by: dongquangus
* Quẻ CHỦ: Địa sơn khiêm - cung Đoài
+ Tượng quẻ
Huynh đệ Dậu kim..
Tử tôn Hợi thủy .. thế
Phụ mẫu Sửu thổ..
Huynh đệ Thân kim. X
Quan quỷ Ngọ hỏa .. ứng

Phụ mẫu Thìn thổ..

* Quẻ BIẾN: Khôn vi địa - cung Khôn

Giải nghĩa quẻ :

Quẻ dụng vượng mà nguyên thần cũng vượng, là hàng không hề hấn gì, không bị trộm cắp hay lừa gạt, sớm muộn gì cũng về đến nhà.

Quẻ này dụng thần (tức là kiện hàng) không lợi ở Nhật kiến mà lợi nhờ Nguyệt kiến, tượng quẻ lại là Khiêm tức là không thể nóng gấp được. Sơ đoán kiện hàng sẽ về chậm hơn mong đợi.

Nhằm ngày Thân hào Huynh nắm lệnh sinh cho dụng thần bưu phẩm về tới Việt Nam. Nhằm ngày Tuất hoặc Hợi là ngày dụng thần đắc địa sẽ có tin vui.

Sau khi xem xong, tôi yên tâm chờ đợi. Quả nhiên về sau chờ tới gần 2 tháng trời, nhằm ngày 6-9 âm lịch có tin báo trên trang theo dõi hành trình của bưu phẩm là đã về đến Sài Gòn, sau đó gần 3 ngày hàng được trao tận tay bà xã.

-dongquangus-

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Theo được đến lúc xong không ? - Thiên Hỏa Đồng Nhân

Không chỉ có lợi ích mang tính thực dụng, Dịch lý học còn đem lại lợi ích về mặt triết học song song với kết quả là cho "ý kiến" về vấn đề mà mình đặt ra lúc gieo quẻ.

Thí dụ ngày X tháng Y năm Z giờ N.

Có người tự hỏi liệu có thể học Huyền môn lý số (Kinh Dịch, Tứ trụ, Nhân tướng...) đến xong xuôi cùng thầy (dongquangus) hay không ?

Thầy bèn lập quẻ, chừng 1 phút sau lập được quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân, động hào 5 và 6, biến quẻ Lôi Hỏa Phong.

Sau khi phân tích nội dung quẻ, kết luận như sau: Sẽ học được đến xong xuôi.



Hào 6 quẻ Đồng Nhân nói:

"上九: 同人于郊, 无悔.
Thượng cửu: Đồng nhân vu giao, vô hối.
Dịch: Hào trên cùng, dương : cùng với người ở cánh đồng ngoài đô thành, không hối hận."
Cùng với người tức cùng với thầy, ở cánh đồng ngoài đô thành tức nơi đất rộng ở ngoại ô, chữ "giao" khác chữ "dã", "giao" là đất ngoại thành, khác "dã" là đất nông thôn. Chỗ thầy dongquangus dạy là ở chỗ đất rộng ngoại ô, chẳng phải chỗ nông thôn. Quẻ đã linh ứng.

Tiếp hào 5 quẻ Đồng Nhân viết: 九五: 同人, 先號咷而. 後笑, 大師克相遇.
Hán-Việt : Cửu ngũ: Đồng nhân, tiên hào đào nhi. Hậu tiếu, đại sư khắc tương ngộ.

Nguyễn Hiến Lê dịch : "Hào 5, dương: Cùng với người, trước thì kêu rêu, sau thì cười, phải dùng đại quân đánh rồi mới gặp nhau."

Còn tôi nói "Tiên" tức là có nói "Hậu", trước là "hào đào nhi" (khóc như đứa trẻ) nên mới sau "tiếu" (cười). Nếu cầu Thành tức dễ có Bại, chỗ Thành là do dễ, chỗ Bại là do khó, nhưng ở chỗ Bại mà vẫn cầu Thành thì mới "đại sư khắc tương ngộ" được vậy.
Tại sao lại nói "khóc như đứa trẻ" mà không nói khóc như ông già, cô gái...? Đó là vì chẳng phải tiếng khóc bi thương, đau khổ. Chỗ Đạo lý làm gì có khổ mà khóc ! Chỉ là vì cũng phải có mồ hôi nước mắt vậy.
Còn nói "đại sư khắc tương ngộ" không phải là đại quân đánh đấm gì hết mà là ban đầu và về sau như thế nên thái cực mới đảo về từ chỗ Bại thành chỗ Thành. 
Tại sao lại thế ?
Chẳng nói được. Đạo lý đã thế, còn nói gì nữa ?! 
Cứ đi, rồi sẽ tới.

Hình : dongquangus


-dongquangus-

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Phong thủy lạm bàn

Mặc dù ngày xưa Phong thủy là môn thăm dò địa chất, rồi ngày nay người ta đã biến tướng nó thành môn ...cầu tài lộc làm khác xa định nghĩa ban đầu, khiến cho thiên hạ không ít người chê cười bộ môn này mê tín dị đoan, qua câu ca dao :
"Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn".

Người xưa lại có câu: "Thất phân mệnh lý bất xuất môn, tam phân phong thủy tẩu thiên hạ"
Dịch ra là: (Nếu) chỉ nắm 70% mệnh lý học thì chớ có ra ngoài xem mệnh cho mọi người nhưng phong thủy học chỉ cần biết 30% là đã có thể tung hoành khắp thiên hạ.

Tại sao vậy?
Đó là vì xem mệnh người dễ kiểm chứng, người được xem thấy sai thì báo là sai, đúng báo là đúng.
Còn coi cái nhà mà coi sai thì cái nhà đâu có phản bác !? Vì không có phản bác nên bộ môn dễ bị kẻ lừa đảo lợi dụng để lừa gạt người khác.
Thực tế cho thấy ngay như những quốc gia cực kỳ trọng môn Phong thủy mà dân tộc bên đó vẫn có Tham, Sân, Si, thất tình lục dục đủ cả... Nếu cho rằng đặt ngọn đèn vào cung Hôn nhân thì vợ chồng hạnh phúc mà sao người ta vẫn ly hôn dài dài, hay đặt chậu cá vào cung Sinh khí mà vẫn bệnh liệt giường rồi này thì đeo đá hình con hồ ly sao vẫn ế, đeo đá hình con tỳ hưu mà sao sau sạch túi phải đem cầm cả...tỳ hưu ?
Thực chất bộ môn Phong thủy ngày xưa là môn tìm đất chôn người thân, tìm mạch nước uống, tìm chỗ đất an toàn về địa chất để định cư...Nhưng bằng cách nào đó người ta đã gán cho môn này có khả năng khiến cái nhà "giúp" mình có nhiều tiền hơn. Bằng các món đồ đặt vào các vị trí này kia, người ta cho rằng như thế sẽ làm giàu, tiền vào như nước, mạnh khỏe quanh năm,...làm khác xa chủ trương của môn Phong thủy nguyên thủy...
Nhưng nói thế trải qua mấy nghìn năm, không phải môn Phong thủy không có giá trị. Sự vun bồi tri thức vào bộ môn đã giúp Phong thủy cũng có "hào quang" riêng của mình.
Một trong những giá trị đó là lý luận về phong cách sống phù hợp với tự nhiên, triết lý về không gian sống không bị phạm kỵ những điều ảnh hưởng đến cuộc sống con người...
Việc bố trí các thước tấc cho khung cửa, vị trí đặt bàn, tủ, giường sao cho hợp lý đều là những điều hay của bộ môn này. Ngoài ra bộ môn còn giúp cải tạo, tái bố trí những thiết đặt bất hợp lý ảnh hưởng sức khỏe sang hướng có lợi cho người ở...
Như vậy, nói cách khác, Phong thủy là bộ môn có tính khoa học nhưng nó dễ bị lợi dụng, giống như trong lĩnh vực y dược vậy, thuốc thì nhiều mà người dùng không biết, dùng sai thì lợi bất cập hại, chẳng những không cải thiện sức khỏe mà còn rước thêm tật bệnh.
Dùng Phong thủy cũng giống như dùng thuốc vậy, không thể tự ý ra tiệm thuốc Tây mua dăm ba thứ không toa bác sĩ khám rồi uống cho qua cơn, ngay cả thuốc bổ cũng không được tự ý dùng, lại cũng không dễ dàng gì tự học mà thiếu công phu nghiên cứu, thiếu thầy thiếu thợ giúp đỡ ...
Tất cả đều cần phải có hiểu biết cao sâu, hoặc phải nương nhờ các chuyên gia.

Related image
Nguồn hình: hdwallsource.com (Google search)

-dongquangus-

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Ưu sinh

Tại sao có những đứa trẻ có cha nhân tướng toàn diện mà mẹ tướng có chỗ thiếu khuyết nhưng chúng lại có sức khỏe và trí tuệ khác nhau ?
Đó là vì thể trạng của cha mẹ rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ về nòi giống theo thuyết ưu sinh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, trí tuệ và cá tính của đứa trẻ. Chúng như những hạt lúa vậy, sau khi rải ra đồng ruộng, chỗ thì đất đai màu mỡ nên lúa có cây cao vượt nặng hạt lại vẫn có cây èo uột, còn chỗ đất khô cằn thì cây còi cọc hạt lép mà cũng có cây cứng cáp hạt to...
Lại hỏi tại sao có những anh chị em sinh cùng cha mẹ, ăn chung mâm, học chung trường, điều kiện sống như nhau mà có đứa thì thông minh, thành công vượt trội, lại có đứa dù được chăm kỹ vẫn èo uột, nay ốm mai đau, trí thông minh kém... ?
Đó là vì thời điểm cha mẹ "yêu" nhau và sanh ra mình. Có đứa ra đời lúc cha mẹ mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc...Lại có đứa ra đời do "vỡ kế hoạch" lúc cha mẹ đang thời kém phong độ, chưa sẵn sàng... Thế cho nên, để có đứa con tài ba, mạnh khỏe, các cha mẹ phải làm gương, có đời sống tinh thần và thể chất lành mạnh ngay từ trước khi bé hình thành.

Các môn Nhân tướng học, Tứ trụ mệnh lý học...cũng căn cứ vào các quan điểm trên để trả lời câu hỏi tại sao người có mệnh giống nhau mà ngoài đời lại có sự khác nhau.
Nguồn hình: pixabay.com (Google search)

-dongquangus-

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

"Tre" & "Măng"


Trong bộ môn Tướng học, yếu tố di truyền rất quan trọng. Người xưa không nói cụm từ "di truyền", họ ví với hình ảnh cây tre và măng tre. Tre tốt tức giống tốt, măng mọc lên cũng khỏe; tre xấu, măng khó mà tốt được.

Luận rằng Tre xấu có thể sinh được Măng tốt không ?
Nếu trả lời là Có thì dẹp hết các trường học, toàn dân sống như hoang dã, chẳng cần vất vả đầu tư nghiên cứu phát triển con người, cha mẹ chẳng cần làm lụng vất vả kiếm tiền để cho con đi học... Đời trước Xấu mà đẻ được ra đời sau Tốt thì chẳng còn gì để nói. Nhất thiết phải có sự cải thiện về môi trường, đặc biệt là giáo dục mới tốt được.
Theo Nhân tướng học thì là Tùy bởi chúng ta cần phải quan sát "Măng" ấy xuất thân từ gia đình dòng họ "Tre" thế nào rồi mới đánh giá được.
Tại sao có nhiều người xuất thân nghèo đói, nhà ở nơi heo hút xa ánh sáng văn minh nhưng về sau trở thành vĩ nhân ? Đó là vì tuy xuất thân nghèo nhưng gia đình của họ mấy đời sống đàng hoàng, không làm chuyện tà ác, các đời gần huyết thống như ông cố, ông nội, cha đều sống nghiêm chỉnh, lương thiện lại có tâm hướng về sự giáo dục, có thể học thức không cao nhưng nhận thức lại cao, thường dốc lòng cho con cháu ăn học thành tài...
Còn như xuất thân gia đình buôn bán ma túy, hành nghề trộm cướp, gái điếm,...thì con cháu phải nỗ lực rất nhiều lần mới thành, hoặc phải viễn xứ tha hương đến chỗ văn minh cả đời không về, hoặc làm con nuôi nhà người có giáo dục, ở đó dù có môi trường tốt nhưng vẫn phải chịu khó nhọc công mới cải thiện được... Đó cũng là nói về Nhân Quả.
Related image
Nguồn hình: baomoi.com (Google search)
-dongquangus-

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Người sinh quý tử

Phàm là "Măng" tốt, nhất định là con cháu của nhà "Tre" lành.
Những người mẹ gương mặt phảng phất nét nhân từ - tức là người sống lương thiện; mặt không xương xẩu nhô nhọn - là người có đức nhẫn; ánh mắt hiền hậu - tức tâm địa đoan chính; khắp người da thịt không bệu rệu- tức lối sống lành mạnh ; các nét tướng bộ vị phảnh ánh thông tin có con rõ ràng... Nhất định là người sinh quý tử.
Không chỉ qua nhân tướng mà Tứ trụ của người mẹ ấy cũng có những biểu hiện tương tự. Tức là có sự đồng bộ.
Như người nữ (hình lá số minh họa) mà tứ trụ kết cấu chỗ khắc vẫn có hợp, chỗ xung có giải hóa là người lành tính, lại hàm Quan bất tạp Sát là có tính thủy chung, lại còn thân nhược mà Trạch mã - Kình Dương cung phúc đức hộ thân Tử tôn, "trăm sông đổ về biển lớn" là số sanh con thông minh, hoạt bát lại lợi tài lộc...
Thế mới thấy vạn sự ở đời, không có chỗ nào là ăn may cả ! Tất cả đều được bố trí trật tự Nhân Quả rất rõ ràng, chỉ vì đan xen dày đặc nên khó nhận thấy đó thôi. Người thiếu thiện đức mà sanh con hiền, lẽ nào trời có thiên vị ?! Nếu cầu sinh quý tử nhất định phải hồi đầu hướng thiện, chăm làm việc phúc đức, có vậy mới hóa giải mà thỏa nguyện được...

No automatic alt text available.

-dongquangus-

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Thông báo về Khai giảng lớp Dịch lý học mới

Chào mọi người, sắp tới đầu tháng 11-2017 dongquangus mở lớp dạy Dịch lý học cho người mới bắt đầu. Bạn nào có nhu cầu học nên liên lạc đăng ký qua email.

Mỗi thời mỗi khác, thời xưa khác nay khác nhưng thời nào người ta cũng cần học Dịch lý. Tại sao vậy ? Bởi Dịch không nói chuyện viễn vông, hoang đường. Dịch nói lên những điều gần gũi với cuộc sống, đề xuất những giải pháp tốt nhất, thấu lý đạt tình cho người tham vấn Dịch...

Các triết gia, bác sĩ, võ sư, kỹ sư,... khắp nơi không ai không học bộ môn này.

Khi tham gia khóa học, các bạn sẽ được học gồm:


  • Khái quát và nâng cao kiến thức về bộ môn Kinh Dịch (gồm cách đọc hiểu Kinh Dịch, luận các quẻ và hào từ của quẻ; thể nhập triết học trong Kinh Dịch). 
  • Khái quát và nâng cao kiến thức về thuyết Ngũ hành, Âm Dương, được học thêm về cả Mệnh lý học, Nhân tướng học...để phục vụ cho việc nghiên cứu sâu hơn về Dịch lý.
  • Ứng dụng Dịch lý vào đời sống qua các bộ môn xem quẻ Mai Hoa, Bốc phệ,... (gồm cách lập và luận một quẻ Dịch để dự đoán tương lai của sự việc mà mình hỏi)

Giáo trình đi từ Căn bản đến Nâng cao theo phương pháp sư phạm "may đo" cầm tay chỉ việc cho đệ tử nên rất dễ tiếp thu. Thầy dongquangus chủ trương dạy sao cho học trò sau khi học xong có khả năng tự nghiên cứu bộ môn này nên kiến thức nhiều, không dạy kiểu "mì ăn liền".

Địa điểm học trực tiếp tại nhà thầy dongquangus hoặc lớp học trực tiếp qua mạng cho học viên ở xa (dùng Skype). 

Địa điểm học thuận tiện, gần Quận 7, đường Nguyễn Văn Linh - Nam Sài Gòn, TP HCM (sẽ thông báo trong email đăng ký).

Thời gian học : Buổi tối thứ Hai / Tư hàng tuần (chi tiết sẽ thông báo qua mail). 

Học phí thông báo qua email đăng ký.

Liên hệ đăng ký qua email : dongquangus@gmail.com / facebook: dongquangus (cần add friend) hoặc điện thoại 0123 313 9692.

*P/s: Ngoài ra sắp tới cũng có các lớp về Tứ trụ sẽ được khai giảng.

Trân trọng.


Related image
Nguồn hình: Google Search

Cho hay không

Hồi xưa, ở một thời nọ, ta ngẫm thôi thì cũng sắp sang thời khác nên chăng có chút "quà tặng" cho người. Bỗng lúc ấy, ta nghĩ có nên như vậy không ? Vì quà này đòi hỏi phải có "duyên", thế là định lấy quẻ nhưng mà rồi lại thấy không ưng lắm.

Lát sau, tới chỗ hẹn mà chẳng gặp được người nhận, ta bèn ra về, tự hỏi liệu có duyên chăng ?

Quẻ Thiên Trạch Lý nói vầy:
"履 虎 尾 . 愬 愬 終 吉 .
Lí hổ vĩ, sách sách (hoặc sóc sóc) chung cát."
"視 履, 考 祥 . 其 旋, 元 吉 .
Thị lý, khảo tường, kỳ toàn, nguyên cát."

Dịch tạm là:
Đạp lên đuôi cọp mà biết sợ là tốt.
Quan sát cho kỹ cái Lý ở đời đã rồi mới được cái tốt trọn vẹn.

Nghĩa là sao ?
Nghĩa là muốn "tặng" cho người này chẳng khác gì đạp lên đuôi cọp, tức là không dễ hóa giải tà chướng của nó. Nếu thận trọng thì cũng được, không chắc ăn thì thôi. Muốn chắc ăn thì phải "sáng cái Lý" trước, phải coi lại coi cách ăn ở của người ta có nên nhận "quà" này hay không đã rồi mới tính chuyện trao tặng ?!

...Thiệt là đạo lý cao sâu diệu vợi, không phải cứ có là cho, cũng không phải là có mà không cho mà là cho hết nhưng vạn sự đều phải tùy thời, tùy người, tùy việc, ... Cho đúng thời và điểm, nhất định sẽ tốt. Ngược lại chẳng hay. - Ta nghĩ vậy.



Related image
Nguồn hình: Internet


-dongquangus-

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Dành cho người đăng ký học tại TP HCM và khu vực lân cận.

Thông báo

Tháng 11-2017 tới đây, dongquangus mở lớp học Kinh Dịch, dạy trực tiếp hoặc online qua Skype. Bạn nào có nhu cầu học hãy đăng ký sớm qua email : dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại.

Giờ học vào buổi tối, từ 19h. Thời gian học 1 buổi 2tiếng/tuần theo phương pháp "may đo".

Trân trọng.

Dongquangus

www.dongquangus.com

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Trạch Thiên Quải - Lòng người viễn xứ

...Con người sinh ra ai cũng có bẩm tính của riêng mình. Từ đó mà sinh ra số phận...
Có người cả đời không khỏi cổng làng, mảnh ruộng. Có người lại ra đi, đến miền viễn xứ...Người đi lòng dạ thương nhớ quê nhà, nơi con thơ ngóng trông vì xa mẹ,...nhưng chốn tha hương nào chỉ cách có chuyến xe, con đò mà là những bên kia địa cầu. Nơi đất khách quê người, văn hóa, ngôn ngữ chưa quen...Đêm về nhớ những ánh mắt con trẻ, lòng đau như bị cắt rời...
Ta nói... Quẻ Trạch Thiên Quải viết
"九三: 壯于頄.有凶.君子夬夬.獨行遇雨, 若濡有慍, 无咎.
Cửu tam: Tráng vu quì (cừu), hữu hung, quân tử quải quải,
Độc hành ngộ vũ, nhược nhu hữu uẩn, vô cữu."
Ta thấy rằng, là người có khí chất mạnh mẽ và cao sáng, giờ tuy có điều không như mong đợi nhưng người đã chọn lối ấy rồi (vậy thì) hãy đi tiếp đi (dù) giữa đường gặp cảnh trời ướt mưa lạnh lùng cô độc, nước mắt chực tuôn phải nén lại trong lòng thì tương lai chẳng phải ân hận ...
...
Ở thời Quải thì phải UẤN () vậy! Uấn là thời Huyết phải Tù vào Tâm, tức Tâm phải Tù Huyết vào trong.
Nói người này mà cũng nói người kia, trong cảnh ngộ khác mà lại cùng tâm trạng...

-dongquangus-


Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Mạng gì mua xe màu gì ?

Trên mạng có rất nhiều trang mua bán xe hơi đều đăng những bài viết "Chọn màu xe hợp mạng..." với nội dung thí dụ như vầy: "... Năm sinh dương lịch: 1969. Năm sinh âm lịch: Kỷ Dậu. Mệnh Thổ .... Màu vàng, màu nâu đất chính là màu bản mệnh của tuổi Kỷ Dậu (mệnh Thổ) nên nếu chọn xe màu vàng, màu nâu đất gia chủ Kỷ Dậu sẽ không bị lạc đường và làm ăn thuận lợi...."
Vậy có đúng không ?
Câu trả lời là Đúng mà cũng Không đúng.
Đúng là đúng người sinh năm 1969 Kỷ Dậu, mệnh họ cần có hành Thổ trong mệnh thì nên chọn xe màu vàng/nâu.
Sai là không phải ai sinh năm ấy đều cần hành Thổ. Có nhiều người sinh năm Kỷ Dậu nhưng nhằm tháng Tuất/Sửu/Mùi, ngày hoặc giờ sinh lại nhiều Mậu/Kỷ hoặc Sửu/Tuất thì lúc bấy giờ mệnh họ Thổ khí quá nhiều (trừ tòng cách), hóa thành Kỵ thần, càng dùng nhiều hành Thổ thì tình trạng mệnh càng tồi tệ hơn.
Đối với cơ thể người đã nhiều Thổ mà còn tin dùng nhiều Thổ trong đời sống (thí dụ chọn màu xe, màu quần áo, ăn uống nhiều đồ tăng thêm Thổ...) thì nhẹ nhất là bị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, dễ bị sỏi thận, các chứng trầm cảm...
Đó là còn nhẹ, nặng thì mệnh xui xẻo, nhằm những năm Thổ vượng, mệnh bị xung, lái xe không khéo đâm đầu vào núi (Thổ xung Thổ), mà nói vậy cũng còn nhẹ, lỡ đâm hại tính mạng người đi đường thì sao gọi là có may mắn và tài lộc ?!
Còn người mua xe thì thà không tin, coi như không biết gì, cảm giác mình thích màu nào cứ mua xe màu nấy, còn hễ tin thì chớ có cả tin, cần phải tham vấn ý kiến các thầy (thứ thiệt).

-dongquangus-

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Môn Tứ trụ phù hợp cho bác sĩ Đông Y

Tứ trụ, còn gọi là Bát tự hay Tử Bình, là bộ môn nghiên cứu về mệnh người. Thông qua ngày tháng năm giờ sinh của người, rồi áp dụng các học thuyết Âm-Dương, Ngũ hành vào để dự đoán tương lai lành dữ, công danh thành bại và sức khỏe cũng như thọ khang.v.v... Ngày xưa các vị lương y luôn học 3 môn song hành : Nho - Y - Lý số , tức là học đạo Nho, Y khoa và các môn về Dịch lý, Tứ trụ, Nhân tướng ....gọi chung là Lý sốRiêng môn Tứ trụ thuộc hàng nghĩa lý sâu sắc, biến ảo vô cùng.

Thế tại sao môn này phù hợp với các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Đông Y ?
Vì môn Tứ trụ có tính lý luận cao, phương pháp luận tương đồng với lý luận của Đông Y.

Thí dụ mệnh người nữ sinh những năm Tỵ/Ngọ mà vào mùa Hạ, ngày sinh hoặc giờ sinh cũng nhằm địa chi Ngọ/Tỵ, thiên can nhiều Bính Đinh thì cơ địa thường có Hỏa quá vượng. Dịch Kinh luận hễ thái quá thì bất cập, Hỏa khí quá vượng tất Thủy "bốc hơi", môn Tứ trụ nhân đó mà luận "Cung nhiệt không dục", kết quả thực sự người nữ ấy cơ thể tử cung bị "nhiệt" tức là nóng quá, rất khó có thai. Bác sĩ Đông Y ngoài khám theo chuyên môn, lại thêm tham khảo vấn đề này sẽ bổ thuốc chính xác hơn.

Hay như có mệnh nữ sinh năm Hợi/Tý hoặc Thân/Dậu mà vào mùa Đông, ngày giờ sinh nhiều Thủy, nhất định dễ bị "Cung hàn không dục", tức tử cung bị "hàn", khó lòng thụ thai có con được. Đông Y cũng luận tương tự. Bác sĩ Đông Y lấy đó mà tham khảo thêm để điều trị chính xác hơn thì còn gì tốt bằng.

Đó là chưa kể còn nhiều điểm lý luận khác rất bổ ích. Ngoài ra bộ môn Tứ trụ không chỉ phù hợp với các bác sĩ Đông Y mà còn hợp cho các đối tượng khác cần thêm hiểu biết về con người để tiên lượng sự việc, cải thiện sức khỏe, nắm bắt thời vận để gần lành tránh dữ cho chính mình, người thân, bạn hữu để cuộc sống được tốt đẹp hơn.

Khóa học Tứ trụ mới (gồm cả khóa Kinh Dịch và Nhân tướng) sẽ khai giảng trong thời gian tới. Bạn nào đăng ký học hoặc muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên lạc qua email: dongquangus@gmail.com 

-dongquangus-

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

"Nạp ước tự dũ"

Dịch Kinh có câu :
 "樽酒簋, 貳 用缶, 納約自牖, 終无咎."

Tôn tửu quĩ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu.
"Dịch: Như thể chỉ dâng một chén rượu, một quĩ thức ăn, thêm một cái vò dựng vài thức khác nữa (không cần nhiều, hễ chí thành là được); (có thể tùy cơ ứng biến) dứt khế ước qua cửa sổ (chứ không đưa qua cửa chính), như vậy không có lỗi."
Ta luận phàm ở thời của câu này thì chỉ cần đơn giản, nhẹ nhàng như mời người một chén rượu (mà không phải cả bình), một quĩ thức ăn (mà chẳng phải một bàn tiệc đắt đỏ) tức không cần quá đặt nặng vấn đề, chỉ cần lòng dạ mình hoan hỷ là được.
Nói "dứt khế ước qua cửa sổ" nghĩa là không phải cứ sao để vậy, cũng không phải toan tính quá chặt chẽ, đòi hỏi này kia, thay vào đó là phải tùy cơ ứng biến, nương theo sự kiện, tốt lấy xấu bỏ, suy nghĩ nhẹ nhàng thư thái.
Tại sao vậy ?
Vì sau cùng cái nào lợi cho mình rồi cũng lợi cho mình thôi.
Dịch quẻ thần kỳ, sao mà nói hết nhưng nếu đầu óc tỉnh táo thì có thể hiểu được rất nhiều...

Nguồn hình: Internet


-dongquangus-

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Các loại thức ăn thuộc hành Thổ


Nói theo bộ môn Tứ trụ, nếu mệnh bạn khuyết hành Thổ và thực sự cần bổ khuyết hành ấy thì hãy tham khảo thường ăn uống các loại thực phẩm thuộc hành Thổ (cũng theo Đông Y). Hành Thổ được xem là "trụ cột" của Ngũ hành, mệnh dụng Thổ nhất định phải chú ý bổ sung.

Thực phẩm thuộc hành Thổ là các loại tinh bột, đồ có vị ngọt, màu vàng, da cam và các loại rau củ, trái cây mềm rất ngọt. 

Gồm có: 

- Thịt bò, trâu.

- Bắp, hạt kê, lúa mạch, lúa mạch đen, sô cô la sữa, yến mạch. 

- Hành tây nấu chín

- Dưa leo, dưa hấu, táo ngọt, anh đào ngọt ngào, 

- Trái nho, đào, cà rốt, bắp cải 

- Khoai lang, khoai tây, khoai môn, củ cải đường, nấm, đậu bắp 

- Trái bí, dừa.

- Các loại trái cây nhiệt đới (chín muồi) khác như đu đủ, xoài, sabô, mãn cầu, chuối, lê-ki-ma.... 

- Hạnh nhân, đậu lăng và đậu Hà Lan khô.

- Mật ong, xi-rô cây, trái xi-rô, các loại đường.

- Bột gạo , bột mì.



Cần biết mệnh mình dụng thần nào, hãy liên lạc dongquangus qua email: dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại 0123 313 9692 để đặt lịch gặp trực tiếp xem mệnh tại TP HCM.


*P/s: Khái niệm "dụng thần" nói ở đây không liên quan khái niệm "mạng" của năm sinh kiểu thí dụ như: Thiên thượng Hỏa, Lư trung Hỏa... Ai không biết dùng sai sẽ "lợi bất cập hại".

Nguồn hình: Internet.



-dongquangus-

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Các loại thức ăn thuộc hành Hỏa


Sau khi được các thầy bộ môn Tứ trụ (còn gọi là Bát tự, hoặc Tử Bình) xem mệnh cho biết dụng thần của mệnh mình là Hành Kim, ngoài các việc như chọn nghề nghiệp, chuyên môn, trang phục đến phong cách sống...thuộc hành Kim thì cái ăn cũng góp phần cải thiện cuộc sống, giúp sức khỏe tốt hơn vì theo lý dụng thần là cái mà mình cần bổ sung để mệnh được cải thiện, cân bằng.

Mệnh và cơ thể con người không ngoài nhau. Những gì cơ thể con người vận động cũng là sự vận động của mệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh tức là mệnh tốt, và nói ngược lại cũng được. Người xưa có câu: "Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất", ý nói những gì chúng ta ăn vào có thể làm cơ thể bị bệnh. Vì thế việc ăn đúng cách, đúng mệnh là chuyện nên quan tâm. Nếu mệnh có dụng thần là Hỏa (trong Ngũ hành) đồng nghĩa cần ăn uống các món có hành Hỏa, có vậy mới giúp cơ thể cân bằng hơn. Tất nhiên những mệnh có Ngũ hành khá cân đối thì không cần chuyên dùng cũng được.

Tất cả các loại thực phẩm có vị cay đắng và có màu đỏ, đặc biệt là hình dáng như hình trái tim là thuộc hành Hỏa. Các loại thực phẩm khô và nóng cũng vậy. 


- Các loại đồ ăn uống có tính kích thích thần kinh : cà phê, trà, sô cô la đen, rượu, bia, đồ uống có gas.


- Các loại thịt nai, cừu, ngựa.


- Cải xoong, bồ công anh, cà chua, ớt, ớt chuông, hồ tiêu, cà rốt, khổ qua, rau đắng...


- Trái dâu tây, mâm xôi, cherry, xơ-ri, tần bì (vỏ cam quýt), lựu, táo đỏ, dưa hấu


- .v.v...


Cần biết mệnh mình dụng thần nào, hãy liên lạc dongquangus qua email: dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại 0123 313 9692 để đặt lịch gặp trực tiếp xem mệnh tại TP HCM.

Nguồn hình : Internet
-dongquangus-


Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Các loại thức ăn thuộc hành Mộc

Dụng thần của mệnh là Hành nào đó trong Ngũ hành. Mỗi mệnh người đều có ít nhất một "Dụng Thần". Nếu ai biết chính xác mệnh mình có dụng thần nào rồi theo đó mà áp dụng trong cuộc sống nhất định sẽ có sự cải thiện về sức khỏe, tinh thần và các cơ hội tốt cho sự thành đạt.

Thí dụ người có dụng thần là Mộc, nhất định nên ăn uống các loại thức ăn thuộc hành Mộc, như là :

Tất cả các loại thực phẩm chua và nhiều màu xanh lá cây. 

- Rau cải, củ cải, bông cải xanh 

- Lúa mì, yến mạch

- Giá đậu xanh

- Măng tây và cần tây, rau bina

- Thịt chó, gan động vật

- Trái cây các loại : ổi, cóc, chanh, cam, bưởi, mận, khóm.v.v...

- Các loại đồ chua: giấm, sữa chua, kim chi, dưa chua các loại, dưa cải bắp và ô liu 

- Các loại dầu thực vật.

- Các loại đồ ăn giàu chất xơ nói chung.


Các loại thức ăn thuộc Mộc nói chung lợi cho gan mật nên cũng dùng để làm đẹp da...

* Lưu ý: Việc sử dụng thức ăn thuộc Mộc như một loại "dụng thần" đem lại sự cải thiện tốt hơn cho Mệnh thì phải tìm hỏi các thầy bộ môn Tứ trụ để xem mệnh phân tích và tư vấn mệnh mình thuộc hành nào, là Mộc hay gì khác rồi nhân đó mà dùng theo.

Cần biết mệnh mình dụng thần nào, hãy liên lạc thầy Đông Quang qua email: dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại 0123 313 9692 để đặt lịch gặp trực tiếp xem mệnh tại TP HCM.



Nguồn hình: Internet.



-dongquangus-