Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Thiếu hay không thiếu ?

Trong không gian Kinh Dịch, khi ta cuốc lấy mớ đất kia thì không có nghĩa hố đất kia bị trống trơn, mà thay vào đó là đầy một bầu không khí trong hố ấy nếu ở Trái Đất, nếu ngoài không gian thì cũng bị lấp đầy bởi vô số hạt này kia. Còn mớ đất ta vừa cuốc đi ấy, dù có quăng đi đâu thì cũng không ra khỏi vũ trụ được và vì thế lượng đất có trong vũ trụ không đổi, không mất, không hết mà cũng không thừa, không dư...Chúng chỉ chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, từ chỗ cao sang chỗ thấp, từ chỗ mạnh sang chỗ yếu...sao cho quân bình, hài hòa. Khi quân bình rồi thì chúng vẫn không ngừng vận động, lại có lực tác động làm chuyển sang trạng thái thừa hoặc thiếu để rồi tiếp tục hành trình như trước, cứ thế mãi mãi...
Người hiểu rõ được nguyên lý trên và thực hành theo sẽ không làm điều gì quá đáng trong đời, từ đó mà bớt gây ra những chuyện phiền hà, bớt gieo thêm nghiệp chướng.


Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Thời và Điểm

Khi Thời và Điểm gặp nhau thì Việc mới Thành.
Cũng khi Thời và Điểm gặp nhau thì Việc mới Bại.


-dongquangus-

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Quan hệ Vợ Chồng nhìn qua lăng kính của thuyết Âm Dương

Chúng ta tưởng thuyết Âm Dương là cái gì đó khó hiểu, chỉ dành cho giới bói toán, hàn lâm nghiên cứu y lý hoặc Dịch lý... Thực ra ngay trong đời sống hằng ngày, có nhiều hiện tượng Âm Dương rất rõ ràng, trong đó có quan niệm triết lý về địa vị của đàn ông và đàn bà trong mối quan hệ Vợ-Chồng, chỉ là chúng ta có chịu để ý và ứng dụng hay không thôi.

Chữ Chồng nghĩa là chồng lên, là trên úp xuống, ám chỉ người đàn ông là cực Dương, tánh Dương ở trên thường phải hướng xuống mới nhuận.
Còn chữ Vợ vốn là tiếng Việt ngày nay, ngày xưa gọi Vợ là Bợ. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Bợ xuất phát từ tiếng của người dân tộc miền núi, gọi là B-lợ, có nghĩa là bợ, đỡ, ở dưới nâng lên. Lâu ngày người Việt nói B-lợ thành Bợ, sau cùng là Vợ ngày nay. Vì đa phần các dân tộc Việt theo Mẫu hệ nên gọi vợ chồng là Bợ Chồng. Bợ Chồng nghĩa là vợ ở dưới nâng chồng lên, là đỡ lên, cũng ám chỉ người đàn bà là cực Âm, tánh Âm ở thấp mà thường phải hướng lên trên mới gọi là nhuận. Thành ngữ "Nâng khăn sửa túi" cũng xuất phát từ quan niệm này.
Chồng là Dương trên hướng xuống, vợ Âm ở dưới hướng lên, thế là Âm Dương gặp nhau mới thân mật vậy. Đấy cũng là một "trật tự", một "tư thế" hợp lý, đảm bảo sự tốt đẹp lâu dài cho vợ chồng.


Trong lý luận của giới Lý số, việc một mệnh đi ngược với "trật tự" này thì sẽ gây ra rối loạn, bởi Âm không Âm mà Dương cũng không Dương, rất dễ gặp bất hạnh trong hôn nhân. Chỉ cần mệnh đó tánh Âm không hướng lên mà đã đòi ở trên hay tánh Dương ở trên mà không thèm xuống dưới thì Âm Dương chẳng gặp nhau, như Chồng chẳng chồng lên, Vợ chẳng bợ chồng thì quan hệ tình cảm sẽ gian nan. Người thấu hiểu quy luật này thì dù mệnh có định mệnh thể nào thì chắc chắn cũng sẽ giảm được rất nhiều bất hạnh.

Lại có người nói khi Chồng từ trên xuống, Vợ từ dưới lên trở thành một "trật tự" sẽ nhàm chán.
Chúng ta đừng tưởng rằng như vậy.

Vì sao ?

Vì đó không phải là một sự kiềm kẹp hay một dây chuyền khép kín gây bức bối và dễ chán.
Sự nhàm chán xảy ra là do Âm hoặc Dương đã không vận động nữa.
Vì sao ?
Vì Dịch cũng như thuyết Âm Dương luận rằng mọi thứ không gì đi mãi mà không quay lại, mọi thứ trong vũ trụ này không bao giờ ngừng vận động. Dương khí giáng xuống rồi lại quay trở lên, Âm khí hướng lên rồi lại quay trở xuống. Dương khí sau khi trở lên rồi lại giáng xuống, Âm khí cũng thế, trở xuống rồi lại quay lên. Cứ thế, không ngừng vận động và Vợ Chồng cũng vậy, không ngày nào ngừng nghỉ, chỉ cần một bên ngừng là Âm Dương không sanh. Âm Dương không sanh thì chẳng còn quan hệ gì. Chả phải không còn quan hệ gì mới gọi là nhàm chán sao ?

-dongquangus-

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Thủy Phong Tỉnh - Nước trong chỉ để cho người có đức

Trưa ngày nhân thế, ta ngồi nghỉ ngơi, nhìn ngoài trời mưa giăng giăng, dòng người xanh vàng hối hả qua lại. Ta bỗng nhớ tới hôm ấy, khi người nói chuyện kim tiền, ta bèn tặng cho một quẻ. Đó là quẻ Thủy Phong Tỉnh.
Với cái Tâm xem quẻ mà không thấy mình có tướng xem quẻ. Vì không thấy mình có tướng xem quẻ nên ta gạt bỏ cái Tôi ra ngoài. Sau khi gạt bỏ cái Tôi, ta thấy quẻ Tỉnh nói...

Quẻ Thủy Phong Tỉnh nói gì thế ?

Nói rằng Tỉnh nghĩa là cái giếng. Giếng là chỗ có nước, chứa nước, nơi người múc nước từ đấy lên mà uống để sống. Cũng nói trên là Khảm, là nước, dưới là Tốn, là cái gầu. Cái gầu ở dưới múc nước lên mà dùng thì đó chính là Tỉnh.

Lại nói triết lý rằng, vì cái giếng chứa nước, nước từ mạch ngầm trong lòng đất mà ra, người ta đi đâu đó ngang qua múc nước uống cũng được, người ở gần đó tới múc nước uống cũng được. Còn giếng thì vẫn thế, vẫn ở yên đó, chẳng phân biệt người tốt hay người xấu, ai lấy nước cũng được. Thoải mái, cạn thì thôi, ai siêng đào sâu tiếp sẽ có thêm nước, không siêng bỏ đó thì lấp mất, chẳng có nước dùng.

Ta lại nói tiếp rằng, quẻ Tỉnh có 6 hào, riêng hào 3 này động, tức là "Thần" ám chỉ chuyện nằm ở đây :
Hào 3 nói rằng:
"九三: 井渫不食, 為我心惻.可用汲. 王明, 並受其福.
Cửu tam: tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc.
Khả dụng cấp; vương minh, tịnh thụ kì phúc."
Dịch là : Giếng trong mà lại chẳng dùng, để lòng ta thương xót,
(Thôi thì) vẫn còn dùng được đấy (nhưng) phải để cho ông vua có đức sáng dùng thì mọi người mới được hưởng phúc.
Xem đến đây, ta cất tiếng thở dài, chẳng phải thất vọng mà là thở dài sảng khoái, vừa thán phục Đất Trời, vừa được nhẹ nhõm thân tâm...
Sao trên thì nói Giếng vẫn rộng mở, ai muốn múc thì múc, thảy đều cho cả, không phân biệt người tốt người xấu nhưng rồi tới đây lại chỉ cho "ông vua có đức sáng" dùng thôi ?
Đó là vì ai khôn, có nhận thức (mượn hình ảnh ông vua có đức sáng) thì biết trân trọng nguồn nước, thường biết đậy nắp cẩn thận để có nước sạch mà dùng, ai ngu, không có ý thức thì bỏ rác bỏ phân vào làm nước bẩn không dùng được nữa. Riêng giếng "lòng ta thương xót" nhưng cũng chẳng phiền hà chi, trên thì vẫn rộng mở, dưới thì chứa đầy, ai "đào" thì có nước, ai lấp thì cạn thôi. Hết sức nhân từ. Đời người mà sống với cái Tâm không phân biệt, buông xả cao độ như "Giếng" thì phúc đức vô lượng còn gì sánh bằng ? Sau cùng không phải ai khác ngoài chính mình sẽ trở thành "ông vua sáng suốt" ấy mà thôi.

(Còn nữa, nhiều lắm !)

-dongquangus-

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Làm rớt mất nhẫn cưới hồi nào không hay, bèn dùng quẻ Dịch để tìm lại

Dùng quẻ bói Dịch để tìm lại vật đã mất là việc có thể làm được. Nay dongquangus giới thiệu các bạn một quẻ thí dụ về tìm lại đồ vật bị mất. Trong bài có dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, tất nhiên khó hiểu, tuy nhiên bạn nào đăng ký học xem Dịch thì sau một thời gian sẽ nắm được.
Mới hôm qua, trên đường đi làm về, trong lúc chờ đón vợ, sờ vào tay bỗng thấy đâu mất chiếc nhẫn cưới vợ đưa giữ dùm.
Ái chà ! Chiếc nhẫn đâu mất tiêu rồi ? Mình không tài nào nhớ nổi chiếc nhẫn rời khỏi ngón tay từ hồi nào. Không biết là làm rớt hay bị người ta trộm ? Sau một hồi suy nghĩ, mình khẳng định là đã làm rớt nó chứ không phải bị trộm, nhưng vấn đề là nhẫn rớt ở đâu ? Liệu có tìm lại được không ? Hay là đã có người lượm mất rồi ? Thế là mình quyết định dùng quẻ Dịch để tìm lại chiếc nhẫn.

Ngày 18-6-2014, âm lịch là 21-5- Giáp Ngọ, giờ Thân, lấy được quẻ Thiên Trạch Lý, quẻ biến là Thuần Đoài. Cấu trúc của quẻ như sau :

THIÊN TRẠCH LÝ
PX-Huynh Tuất X
CTr-Tử Thân (t) - phục thần: Tài Tý
CT-Phụ Ngọ
TL--Huynh Sửu- TK
HV-Quỷ Mão (u)
BH-Phụ Tỵ

Quẻ Lý là tượng "Dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn", ám chỉ điềm việc mình hỏi tuy có lo lắng nhưng về sau không đáng lo, ví như cọp dữ lẽ ra đụng tới nó là tiêu nhưng nay đạp phải đuôi mà vẫn không sao. Vậy điềm quẻ việc này tốt.

Hào Tử tôn trì Thế nên biết chiếc nhẫn mất là do tự mình làm rớt chứ không phải bị ăn trộm.

Hào Quỷ Mão tử tuyệt nên biết nhẫn không bị người khác lượm lấy mất.

Phân tích tiếp thấy, hào dụng thần là Tài tinh vượng địa, được hào Tử Thân sinh cho nên khả năng là chiếc nhẫn không bị mất, sẽ tìm lại được. Hào Tài tại Tý nên tìm chiếc nhẫn ở trong nhà, nơi gần nước, chỗ có nhiều nước chảy sẽ thấy. Nội trong ngày hôm nay sẽ tìm lại được vì Nhật thần tam hợp với Tài tinh rồi.

Quả nhiên lúc 6g chiều, về nhà không cần loanh quanh, mình đi tìm ngay mấy chỗ wc, nhà tắm, khu phơi đồ...Xíu sau đã thấy chiếc nhẫn cưới nằm trên mặt đất gần chỗ xả nước máy giặt. Thế là "Châu về Hợp Phố". Giả sử không dùng Dịch thì chắc sẽ mất công đi tìm, có thể sẽ không tìm chỗ đó vì nó khuất, khó thấy chiếc nhẫn nhỏ bé.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng ngàn chuyện về dùng quẻ Dịch ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra còn có thể ứng dụng tìm kiếm bóp ví, túi xách bị mất, thẻ ATM, đthoai, các loại giấy tờ thậm chí xe máy, .v.v...

-Đông Quang-

Các bạn nào bị mất đồ cần lập quẻ tìm thì E-mail thầy tại: dongquangus@gmail.com nhé ! Hoặc comment luôn kèm địa chỉ e-mail để thầy hướng dẫn cách tìm.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tại sao lợi ích cá nhân và bi kịch lại xuất hiện trong thời gian nhanh tức khắc...?

Trong quá trình nghiên cứu Dịch lý, dongquangus thấy thế này :
Ngay khi đoạt được lợi ích cho cái Tôi của mình, người xấu đã tạo ra bi kịch cho chính bản thân họ. 

Tại sao lợi ích cá nhân và bi kịch lại xuất hiện trong thời gian nhanh tức khắc, gần như đồng thời vậy ?

Đó là vì vũ trụ không có dài-ngắn, không có trên-dưới, không có trước-sau, không có lâu-mau, cũng không có xa-gần. Ví như mọi người hay coi trong các bộ phim khoa học viễn tưởng ấy, chiếc tàu vũ trụ chỉ cần đạt được tốc độ đi vào "đường hầm" thời gian thì nó sẽ bay hàng tỷ tỷ km chỉ trong chớp mắt.

Các lực Nhân-Quả, các "hạt" Âm-Dương di chuyển còn nhanh hơn gấp nhiều lần những con tàu trong các bộ phim viễn tưởng ấy nữa.

Vì tốc độ ấy, nếu nghiệp chướng không hóa giải ngay sẽ ngày càng sâu dày bởi "nó" bị đong đầy rất nhanh, đến lúc nào đó, Thời và Điểm đầy đủ, khi đã "căng phồng", nó sẽ nổ tung, "mảnh vụn" văng khắp nơi không chịu nổi, dẫu có cầu cứu thần thánh cũng bó tay thôi.

-dongquangus-

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Quẻ Lôi Thủy Giải và việc từ thiện.

Tại sao quẻ Lôi Thủy Giải trong Kinh Dịch nói đến phóng sanh, từ thiện ?
Đó là vì Lôi Chấn ở trên mà Khảm Thủy ở dưới. Chấn vốn là Mộc, thuộc về con người, các loài động thực vật, cũng là lòng nhân từ. Khảm là thủy vốn là chất dưỡng Mộc, là chất hỗ trợ sự sống cho muôn loài.

Chấn cũng là Dương mà ở trên, khí giáng xuống, Khảm là Âm mà ở dưới, khí hướng lên. Trên xuống với Dưới, Dưới đến với Trên, đó là hợp đạo, hợp với quy luật vũ trụ. Người đem lòng Từ xuống "Nước", lấy cá làm phương tiện, cá vốn cũng là Mộc, được về nước dưỡng sinh ấy là Giải Thoát. Khi cá được giải thoát, tính Mộc được sinh nên mạnh, khi Mộc mạnh liền sinh Hỏa. Hỏa chủ về Lễ mà cũng là Sáng. Sáng cũng nghĩa là an lạc. Thế nên Người Giải thoát cho Cá là hành vi hợp đạo, từ cái Nhân đó mà Tâm được "Sáng". An Lạc chính là Kết Quả của sự Giải Thoát.



Bởi thế mà người làm việc thiện, bằng cái Tâm chân thành, không phân biệt, chắc chắn sẽ có Giải Thoát. Khi người đang xui mà coi bói lấy được quẻ Giải, đừng tưởng là sẽ thoát khỏi kiếp nạn nếu không tuân theo Nhân-Quả.

-dongquangus-

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

"Ván bài lật ngửa" ?

Khi mà quốc vận Việt Nam năm nay là quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp, hào "Trời" đã động, biến ra quẻ Chấn.
Trời Đông động rồi, phía Đông động rồi. Chấn là quẻ lục xung mà biến, thế là phía Đông có họa rồi. Vậy mà thấy cõi Tây lại có loạn ?

Đấy là kế "Giương Đông kích Tây" của giặc Tàu chăng ? Khi mà đá Gạc Ma, nơi mấy chục năm trước để chiếm nó giặc đã bắn chết 64 chiến sĩ Việt Nam tay không vũ khí, nay đã được chúng đổ bê tông, xây dựng xong một cách "thần tốc" cơ sở hạ tầng cần thiết cho một căn cứ quân sự có thể gồm cả sân bay lớn trong thời gian giàn khoan 981 lượn lờ chỗ Hoàng Sa "trêu đùa" với CSB ?

Lại nói Phệ Hạp nghĩa là cắn vỡ ra. Cái gì đã vỡ ra ? Phải chăng là Gạc Ma ?

Hào "Trời" quẻ Phệ Hạp nói "Hạ giảo, diệt nhĩ, hung"
Dịch là : Cổ đeo phải gông rồi, bị xẻo mất tai rồi, chẳng tốt nữa.

Nghĩa là : Trúng kế rồi, chỉ có trúng kế rồi mới như người bị gông vào cổ, chẳng dễ gì giải thoát được. Lãnh thổ chúng ta đã bị giặc xẻo mất một phần rồi, dù là phần nhỏ như "cái tai" của người. Khi chúng hoàn tất hạ tầng ở đó, chẳng khác gì đã đổ bộ thành công. Sắp tới đây chuyện gì sẽ xảy ra với những hòn đá, hòn đảo còn lại ở Trường Sa ?

Ôi, nhớ Hưng Đạo Đại Vương quá ! Ngài từng nói: "...Nếu giặc tiến chậm như tằm ăn lá thì phải kén chọn tướng tài..."

Tướng tài ơi ...!

Đông Chấn lục xung, còn nhiều chuyện nữa đấy !

-dongquangus-

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Quẻ Lý - Đạp đuôi cọp mà cọp không cắn

Chào ngày mới, sau ngày hôm qua bận bịu, bôn ba, hai tay gánh gồng..., ta ngồi chiêm nghiệm những chuyện đã qua, chuyện đang xảy ra và chuyện sắp đến. Ngồi nhìn thế gian, ta nghĩ đến quẻ Lý trong Kinh Dịch.

Lý nghĩa là gì ?
Lý là : lễ, nghi lễ, khuôn phép, lộ hành, pháp lý, đạp lên, nhẹ nhàng ra đi...

Vì sao phải cần Lý ?
Vì trước Lý là Tiểu Súc. Tiểu Súc nghĩa là Bế Tắc, không hòa hợp, nhỏ nhen...
Khi người ta thấy không hòa hợp nhau nữa, khi bế tắc, không giải quyết được những vấn đề chung thì cần phải dùng tới Lý thôi.

Thời của quẻ Lý là thời để giữ cái Lễ, cái tình, người ta dùng tới Lý để giải quyết những "tiểu súc" của nhau.

Giải quyết cái Lý bằng cách nào ?
Nói rằng :
"Lý hổ vỹ, bất điệt nhân, hanh"
Dịch là : Đạp lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, tốt.
Cọp là loài động vật hung dữ, tham lam, muốn "nói" Lý với nó không phải dễ, ở gần nó đã còn nguy hiểm huống hồ là đạp trúng đuôi nó. Cọp có đôi tai rất nhỏ so với thân hình nên nói nó không chịu nghe, nó chỉ thích dùng móng vuốt, răng nanh và tiếng gầm để giành thắng lợi lấn át các loài khác mà thôi.

Thế thì sao ở quẻ Lý nói đạp trúng đuôi mà cọp không cắn ?
Đó là vì con cọp đã ăn no nê rồi, buồn ngủ lắm, không cần nữa.

Đến đây, đạo của vũ trụ nhiệm màu vô cùng, Buông Xả trở thành một "độc chiêu" đem tới khả năng thắng lợi lớn về mặt Lý. Sau cùng chẳng những không mất cái mình buông mà còn có thêm lợi ích khác.
Phải nói chiều sâu ý nghĩa quẻ Lý rất lớn, một bài không thể nói hết, ngồi nhâm nhi cafe mà nói chắc hết năm này sang năm khác...

-dongquangus-