Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Ngẫm về triết lý của Kinh Dịch

Triết lý của Kinh Dịch về tìm người tri kỷ thật là vô cùng sâu sắc.
Trong một lần tham thiền, tôi tự vấn Dịch : "Nếu muốn đến với tri kỷ của mình thì tôi nên làm thế nào ?" 


Sau ít phút suy tư, chợt từ vô thức, tôi nhận được câu trả lời là : 

"Quẻ Giải. Hào 4 : 九四: 解而拇, 朋至斯孚.
Cửu tứ: Giải nhi mẫu, bằng chí tư phu."

Luận về Tử Bình

Đối với môn Tử Bình, dụng thần rất quan trọng trong việc dự đoán về nhân duyên.

Ta có thể hình dung trong mệnh người thì dụng thần là bản thể, còn những gì ta thấy người có dụng thần ấy thể hiện qua hành vi, thái độ, lối sống, thành bại.v.v... thì gọi là hiện tượng. Bản thể và hiện tượng vốn không rời nhau. Từ bản thể mà sanh ra hiện tượng. Bản thể là bất biến, hiện tượng thì thiên biến vạn hóa.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Xem mệnh chỉ dựa trên năm sinh thôi có đúng không ?

Việc xem mệnh chẳng nói chung chung được, phải nói là thế gian bao nhiêu người thì cũng bấy nhiêu mệnh. Sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm cùng giờ mà cuộc đời chỉ giống nhau ở đại thể, chẳng giống chi tiết, giàu nghèo giống nhau nhưng mức độ lại khác, thọ yểu giống nhau nhưng độ tuổi lại chẳng y nhau.

Vì sao ?

Cảnh giới ấy...

Vì cảnh giới ấy chẳng có gì, tất cả bằng phẳng mênh mông nên người mới thấy hết tất cả. Giả như người nào chưa đạt đến cảnh giới chẳng có gì ấy mà có thể gạt bớt được càng nhiều càng tốt những chướng ngại do ảo tưởng của chính mình tạo ra thì cũng thấy được ít nhiều.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bùa phép có tác dụng nào đó không ?


Câu trả lời là có. Nhưng...

Bùa phép dù thần kỳ cách nào thì nó cũng phải tuân theo chân lý Nhân-Quả.

Vì sao ?
Chân lý là tuyệt đối, Nhân-Quả là chân lý. Bùa phép cũng phải tuân theo Nhân-Quả.

Người nào muốn dùng bùa phép phải hiểu rõ Nhân-Quả bằng không sẽ phải trả giá đắt, chẳng những nguy hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người thân nữa.


Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Phóng sanh cá (tháng 3-2014)

Có lẽ ít người biết, giới lý số nói chung xem phóng sanh là một giải pháp để trừ tà, giải hạn xui, nhất là về sức khỏe. 



Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Dự đoán về tai nạn máy bay số hiệu MH370 (Phần 3)

Quả như đã dự đoán từ trước, việc tìm kiếm chiếc máy bay ngày càng khó khăn. Ngày qua ngày sự việc càng phức tạp, chuyện lớn mà cứ như giỡn chơi, chiếc máy bay to đùng chở cả trăm người bay đi đâu không biết.
Nay nhân dịp đọc báo thấy thế ta bèn lập quẻ nữa coi thế nào. Có tìm lại được chiếc máy bay số hiệu MH370 không ?

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Bát Thuần Ly

30. QUẺ THUẦN LY
Trên dưới đều là Ly (lửa) 
Quẻ Ly - Bát Thuần Ly

Khảm là hãm, hãm thì phải có chỗ nương tựa, cho nên sau quẻ Khảm tới quẻ Ly. Ly [ ] là lệ [ ] ; thời xưa hai chữ đó đọc như nhau, dùng thay nhau được, như nước Cao Ly (Triều Tiên) viết là [高麗 ]. Mà lệ có nghĩa là phụ thuộc vào (như từ ngữ lệ thuộc), dựa vào. Theo hình quẻ, một nét âm ở giữa dựa vào hai nét dương ở trên, dưới.
Ly còn nghĩa thứ nhì là sáng: nét ở giữa dứt, tức là ở giữa rỗng, rỗng thì sáng. Lửa sáng, mặt trời sáng, cho nên Ly có có tượng là lửa, là mặt trời.
Sau cùng Ly còn có nghĩa là rời ra, như chia Ly.
Kinh Dịch mở đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn (trời đất); tới giữa Kinh. (cuối phần thượng của Kinh) là hai quẻ Khảm, Ly, vì hai lẽ.
Ba hào thuần dương là Càn, lấy một hào của Khôn thay vào hào giữa của Càn, thành Ly; ba hào thuần âm là Khôn, lấy một hào của Càn thay vào hào giữa của Khôn, thành Khảm; vậy Ly, Khảm là “thiên địa chi trung”, ở giữa trời, giữa đất; công dụng tạo hóa của trời đất nhờ lửa và nước (Ly và Khảm) cả. Khảm ở chính bắc, Ly ở chính nam; Khảm ở giữa đêm (giờ tí), Ly, ở giữa trưa (giờ ngọ).
Khảm, ở giữa là nét dương, liền, thực, cho nên đức của nó là trung thực. Ly ở giữa là nét đứt, hư, rỗng, cho nên đức của nó là sáng, là văn minh.

* Thoán từ
: 利貞, 亨.畜牝牛, 吉.
Ly: lợi trinh, hanh. Súc tẫn ngưu, cát.
Dịch: Dựa, lệ thuộc: chính đáng thì lợi, hanh thông. Nuôi bò cái thì tốt.
Giảng: Dựa vào chỗ chính đáng, chẳng hạn vào người quân tử thì hanh thông. Dựa vào người thì phải sáng suốt, và thuận theo người, vậy phải nuôi đức thuận, đức của con bò cái (loài này dễ bảo nhất) thì mới tốt.
Ly còn nghĩa là sáng. Quẻ thuần Ly, trên dưới đều là Ly, sáng quá, sáng suốt quá, tỏ mình hơn người thì ít người ưa, cho nên phải giấu bớt cái sáng đi mà trau giồi đức thuận.
Thoán truyện bảo phải có đức trung chính nữa như hào 2 và hào 5 (hào này chỉ trung thôi, nhưng đã đắc trung thì cũng ít nhiều đắc chính) như vậy mới cải hóa được thiên hạ, thành văn minh.

* Hào từ:
1.
初九: 履錯然, 敬之, 无咎.
Sơ cửu: Lý thác nhiên, kính chi, vô cửu.
Dịch: Hào 1, dương : Dẫm bậy bạ; phải thận trọng thì không có lỗi.
Giảng: hào dương này có nghĩa nóng nảy, cầu tiến qua, mà còn non nớt, chưa có kinh nghiệm, như đứa trẻ vội vàng dẫm bậy bạ (Phan Bội Châu hiểu là sỏ giày nhố nhăng), tất có lầm lỗi, nên khuyên phải thận trọng (kính chi).

2.
六二: 黃離, 元吉.
Lục nhị: Hoàng ly, nguyên cát.
Dịch: Hào 2, âm : Sắc vàng phụ vào ở giữa, rất tốt.
Giảng: hào này ở quẻ Ly có đức văn minh, lại đắc trung, đắc chính, trên ứng với hào 5 cũng văn minh, đắc trung, nên rất tốt. Vì ở giữa, văn minh, nên ví với sắc vàng, đẹp, sắc của trưng ương như đã giảng ở hào 5 quẻ Khôn và hào 5 quẻ Phệ hạp.

3.
九三: 日昃之離, 不鼓 缶而歌, 則大耋之嗟, 凶.
Cửu tam: Nhật trắc chi Ly, bất cổ phẩu nhi ca, tắc đại diệt chi ta, hung.
Dịch: Hào 3, dương : mặt trời xế chiều lặn, (ý nói người già, tính tình thất thường, không đáng vui mà vui. Không đáng buồn mà buồn). Khi thì gõ cái phẫu (vò bằng đất, đựng rượu mà cũng dùng làm nhạc khí) mà hát, lúc lại than thân già nua; xấu , (Hồi xưa khi hát thì gõ nhịp bằng cái phẫu).
Giảng: Hào 3 này ở trên cùng nội quái ly, như mặt trời sắp lặn mà chưa lên ngoại quái Ly, chưa tới lúc mặt trời mọc (sáng hôm sau).
Câu: “bất cổ phẫu nhi ca, tắc dại diệt chi ta”, Chu Hi hiểu là “chẳng yên phận mà vui vẻ, mà lại than thở vì già nua, thế là không biết tự xử.”

4.
九四: 突如, 其來如, 焚如, 死如, 棄如.
Cửu tứ: Đột như, kì lai như, phần như, tử như, khí như.
Dịch: Hào 4, dương: thình lình chạy tới, như muốn đốt người ta vậy, thì sẽ chết, bị mọi người bỏ.
Giảng: Hão này dương cương, nóng nảy, bất chính, bất trung, mới ở nội quái lên, gặp hào 5 âm nhu, muốn lấn át 5, như một người ở đâu thình lình tới, lồn lộn lên muốn đốt người ta (hào 5) , táo bạo, vụng về như vậy làm sao khỏi chết, có ai dung được nó đâu.

5.
六五: 出涕沱若, 戚嗟若, 吉.
Lục ngũ: xuất thế đà nhược, thích ta nhược, cát.
Dịch: Hào 5, âm: Nước mắt ròng ròng, nhưng biết buồn lo than thở, nên tốt.
Giảng: Hào này âm nhu, ở ngôi tôn, trung những không chính, bị ép giữa hào hào dương, mắc vào hoàn cảnh khó khăn, cho nên bảo là “nước mắt ròng ròng”; nhưng nhờ đức văn minh của quẻ Ly, nên là người biết lo tính, than thở, tìm cách đối pó với hoàn cảnh được, cho nên rồi sẽ tốt.

6.
上九: 王用出征, 有嘉; 折首, 獲匪其醜, 无咎.
Thượng cửu: Vương dụng xuất chinh,
Hữu gia; chiết thủ, hoạch phỉ kì xú, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, dương: vua dùng (người có tài, tức hào này) để ra quân chinh phạt, có công tốt đẹp, giết đầu đảng mà bắt sống kẻ xấu đi thì thôi, như vậy thì không có lỗi.
Giảng: Hào này dương cương lại ở trên cùng quẻ Ly, thế là vừa cương quyết vừa sáng suốt đến cực điểm, vua dùng tài ấy để trừ kẻ gian tà thì thành công lớn.
Nhưng vì cương quá thì dễ hóa tàn bạo, nên Hào từ khuyên dẹp loạn thì chỉ nên giết những kẻ đầu sỏ, còn những kẻ đi theo thì bắt sống thôi. Như vậy sẽ không có lỗi. 

- Nguyễn Hiến Lê - 



Hỏa Lôi Phệ Hạp

21. QUẺ HỎA LÔI PHỆ HẠP
Trên là ly (lửa), dưới là Chấn (sấm)
 Hỏa Lôi Phệ Hạp
Tự quái truyện giảng: tình, lý có chỗ khả quan rồi sau mới hợp nhau được; nhưng muốn cho hợp nhau thì trước hết phải trừ sự ngăn cách đã, cho nên sau quẻ Quan, tới quẻ Phệ hạp. Phệ là cắn, là trừ (sự ngăn cách), hạp là hợp.

* Thoán từ
噬嗑: , 利用獄.
Phệ hạp: Hanh, lợi dụng ngục.
Dịch: Căn để hợp lại, như vậy là hanh thông; dùng vào việc hình ngục thì có lợi .
Giảng: Quẻ Phệ hạp này nói về việc hình ngục.
Hào sơ và hào trên cùng là hai vạch liền, tượng như hàm trên và hàm dưới; ở giữa có ba vạch đứt, là miệng há ra; xen vào một vạch liền như một cái quẻ cản ngang miệng, làm gián cách hai hàm răng; Phải cắn gãy, trừ nó đi rồi hai hàm mới hợp với nhau được.
Trong xã hội, kẻ gián cách đó là bọn gian tà, sàm nịnh bưng bít kẻ trên người dưới mà trên không thông tới dưới, dưới không đạt tới trên. Cho nên phải dùng hình ngục để trừ chúng.
Hình ngục muốn có kết quả thì phải vừa uy, vừa sáng usốt. Nội quái Chấn là uy; ngoại quái Ly là sáng suốt.
Lại xét riêng hào 5, hào làm chủ trong quẻ; nó ở ngôi cao, âm nhu mà đắc trung, là có ý khuyên dùng hình ngục tuy phải uy, phải cương, nhưng vẫn nên có một chút nhu, hiếu sinh; nếu chỉ cương thôi thì hóa ra tàn khốc, hiếu sát mất.
Đó là đại ý Thoán truyện. Đại tượng truyện bảo tiên vương theo ý nghĩa quẻ Phệ hạp này mà làm sáng tỏ sự trừng phạt và răn bảo bằng pháp luật. (Tiên vương dĩ minh phạt, sắc pháp: 先王以明罰, 敕法 cũng có người hiểu là sắp đặt pháp luật hoặc ban bố pháp luật)

* Hào từ
1.
初九: 屨校滅趾, 无咎.
Sơ cửu: Lí giảo diệt chỉ, vô cữu.
Dịch: Hào 1, dương : ví như chân đạp vào cái cùm mà đứt ngón chân cái, không có lỗi lớn.
Giảng: Trong quẻ này hào 1 và hào trên cùng là người không có chức vị, bị chịu hình; còn 4 hào kia là người có chức vị áp dụng hình pháp.
Hào 1 ở dưới cùng là hạng dân thường, mới làm bậy mà bị tội nhẹ (cùm chân, chặt ngón chân cái) th́ sẽ sợ phép nước mà sau không làm điều ác nữa, cho nên không có lỗi lớn.

2.
六二: 噬膚, 滅鼻, 无咎.
Lục nhị: Phệ phu, diệt tị, vô cữu.
Dịch: Hào 2, âm: Cắn miếng thịt mềm, sứt cái mũi, không có lỗi.
Giảng: hào này cũng như ba hào sau, dùng chữ phệ (cắn) để trỏ người dùng hình pháp.
Hào 2 âm nhu đắc trung, chính lại được hào 5 ứng, tức là người được vua ủy cho quyền hình pháp, vì vậy dễ thu phục được kẻ có tội, công việc dễ như cắn miếng thịt mềm. Nhưng vì hào 2 cưỡi lên hào 1 dương cương, tức như gặp kẻ ương ngạnh, nên phải cưỡi lên hào 1 dương cương, tức như gặp kẻ ương ngạnh, nên phải quá tay một chút, kẻ bị tội chịu hình phạt khá đau, như bị cắn vào mũi, đó là lỗi của hắn chứ hào 2 vẫn là trung chính, không có lỗi.

3.
六三: 噬腊肉, 遇毒, 小吝, 无咎.
Lục tam: Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận, vô cữu.
Dịch: Hào 3, âm: Cắn phải miếng thịt có xương lại ngộ độc, đáng ân hận một chút, nhưng không có lỗi.
Giảng: Hảo 3, âm: Không trung chính, dùng hình ngục và không được người phục, có phần bị oán nữa, như cắn phải miếng thịt có xương lại ngộ độc; những ở vào quẻ Phệ hạp, dùng hình pháp để giữ trật tự cho xã hội, cho nên việc làm của mình tuy đáng ân hận, mà không có lỗi lớn.

4.
九四:  乾胏, 得金矢, 利艱貞, 吉.
Cửu tứ: phệ can trỉ (có người đọc là tỉ)
Đắc kim thỉ , lợi gian trinh, cát.
Dịch: Hào 4, dương : Cắn phải thứ thịt liền xương mà phơi khô, được mũi tên đồng, chịu khó nhọc mà vững lòng giữ đường chính thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương ở gần ngôi chí tôn (hào 5) là người cương trực, có trách nhiệm; lại ở ngoại quái Ly, nên có tài minh đóan, cho nên dù gặp kẻ ngoan cố cũng trị được dễ dàng, như cắn được miếng thịt liền xương (cứng) phơi khô, mà vẫn giữ được đạo cương trực, tượng bằng mũi tên bằng đồng.
Nhưng vì hào này cương, mà ưcơng quyết thì e gặp khó khăn, nên Hào từ khuyên phải chịu khó nhọc, tuy cương mà vị lại nhu (hào thứ 4, chẳn), nên lại khuyên phải vững chí. Có hai điều kiện đó thì mới tốt.

5.
六五: 噬乾肉, 黃金, 貞厲, 无咎.
Lục ngũ: phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh, lệ, vô cữu.
Dịch: Hào 5, âm: Cắn miếng thịt khô, được vàng (danh dự quí báu); phải giữ vững đạo, thường lo sợ, thì không có lỗi.
Có sách giảng về hai chữ “hoàng kim” như sau: kim là vật quí, tượng trưng ngôi chí tôn của hào 5, hoàng là sắc của đất, của trung ương (đen là màu của phương bắc, đỏ của phương nam, xanh của phương đông, trắng của phương tây), tượng trưng đức trung của hào 5.

6.
上九: 何校滅耳, 凶.
Thượng cửu: Hạ giảo diệt nhĩ, hung.
Dịch: Hào trên cùng, dương : cổ tra vào gông, bị tội cắt tai, xấu.
Giảng: Hào này lại nói về kẻ thụ hình như hào 1. Xấu hơn hào 1, vì dương cương lại ở cuối quẻ, trỏ hạng cực ác, nên bị tội nặng: đeo gông, cắt tai.
Theo hệ từ hạ truyện, chương V thì Khổng tử bàn như sau: “. . .không tích lũy nhiều điều ác thì không đến nỗi bị diệt thân thể (như hào này). Kẻ tiểu nhân cho rằng (. . .) một điều ác nhỏ là vô hại, nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc( . . ) tội hóa lớn mà không thể tha thứ được”.

*
Quẻ này xét về việc hình ngục, đại ý khuyên: Người xử hình phải sáng suốt trước hết, cương quyết mà cũng cần có đức nhu (để bớt cương đi), có chút từ tâm, và luôn luôn phải giữ đạo chính, thận trọng (hào 5).
Hào 4 cũng tốt, vì vừa cương vừa nhu, có tài và có địa vị.
Nên răn đe dân từ khi dân mới mắc phải tội nhỏ, nếu không dân sẽ quen làm bậy, ác cứ tích lũy mà mắc tội lớn. 

- Nguyễn Hiến Lê - 





Phong Địa Quan

20. QUẺ PHONG ĐỊA QUAN (QUÁN)
Trên là Tốn (gió) dưới là Khôn (đất) 
Phong Địa Quan

Lâm là lớn, vật gì đến lúc lớn thì mới đáng biểu thị cho người ta thấy, cho nên sau quẻ Lâm tới quẻ Quán cũng đọc là Quan. Quán là biểu thị cho người ta thấy, Quan là xem xét

* Thoán từ:
: 盥而不薦, 有孚顒若.
Quán: Quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược.
Dịch: Biểu thị (làm mẫu mực cho người ta thấy) cũng như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay (quán ) cho tinh khiết, bấy nhiêu cũng đủ rồi, không cần phải bày mâm cỗ dâng lên (tiến); mình chí thành (phu) như vậy thì người khác cũng chí thành tín ngưỡng (ngung) mình.
Giảng: Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới là gió thổi trên đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét (quan) khắp mọi loài.
Lại thêm: hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới, là dương biểu thị (quán) cho âm; âm trông (quan) vào dương mà theo.
Đó là giải nghĩa tên quẻ.
Thoán từ và Thoán truyện đưa một thí dụ cho ta dễ hiểu.
Muốn biểu thị (quán) là mẫu mực cho người khác thấy thì nên có lòng chí thành như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay cho tinh khiết, đó là điều quan trọng nhất, còn việc dâng cỗ, thuộc về vật chất, có nhiều cũng được, có ít cũng được, ví dụ như không có, chỉ dùng hương, hoa cũng tốt.
Hào 5 ở trong quẻ ở ngôi chí tôn, có đức dương cương, trung chính, chính là người cho thiên hạ trông vào mà cảm hóa theo.
Người đó nên coi đạo trời lẳng lặng vậy mà bốn mùa vận hành không sai, mà lấy lòng chí thành làm gương cho dân, dạy dân, dân sẽ không ai không phục.

* Hào từ:
1
初六: 童觀, 小人无咎, 君子吝.
Sơ lục: Đồng quan, tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.
Dịch: Hào 1, âm: Trẻ con nhìn lên (không hiểu gì), tiểu nhân thì không đáng trách, quân tử mà như vậy thì hối tiếc.
Giảng: Tên quẻ thì đọc là Quán, người trên (hào 5) biểu thị, làm gương cho người dưới. Nhưng xét từng hào thì đọc là quan, người dưới xem xét tư cách, hành vi của người trên. Hào 5, dương , đắc trung làm chủ quẻ, tượng trưng cho người trên, ông vua.
Hào nào cũng nhìn lên hào 5 cả, hào 1 ở xa quá, như con nít tò mò mà nhìn lên, không hiểu gì cả, nhưng vì là con nít, không đáng trách; người quân tử mà như vậy mới đáng trách.

2.
六二: 闚觀, 利女貞.
Lục nhị: Khuy quan, lợi nữ trinh.
Dịch: Hào 2, âm: Nhìn lên, chỉ thích hợp với nết trinh của đàn bà thôi.
Giảng: Hào này âm nhu, trung chính, là người con gái có nết trinh, ngó lên hào 5, không thấy được đạo lý của 5, con gái như vậy thì được. Người trượng phu mà như thế thì đáng xấu hổ (khả xú dã – Tiểu tượng truyện.)

3.
六三: 觀我生, 進退.
Lục tam: Quan ngã sinh, tiến thoái.
Dịch: Hào 3, âm: Xét bản thân, hành vi của mình, xem nên tiến lên (theo hào 4) hay nên đứng yên, đừng để phải lui xuống 2.
Giảng: Hào này bất chính (âm mà ở vị dương), lại ở trên cùng nội quái, có thể tiến hay thoái; Hào từ khuyên đừng ngó lên hào 5, cứ tự xét bản thân, hành vi của mình, nếu đối phó được với hoàn cảnh thì tiến lên, không thì thôi, như vậy là chưa sai đường lối.

4.
六四: 觀國之光, 利用 賓于王.
Lục tứ: Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương.
Dịch: Hào 4, âm: Xem cái quang vinh của nước mà lợi dụng địa vị thân cận với vua.
Giảng: Hào này âm, đắc chính, ở ngay dưới hào 5, tức là vị thân cận với vua (quí khách của vua) được vua tín nhiệm, xem xét đức sáng của vua (vua hiền thì nước mới vinh quang, nền vinh quang của nước tức là đức sáng của vua), mà bắt chước, đem tài sức ra giúp đời.

5.
九五: 觀我生君子, 无咎.
Cửu ngũ: Quan ngã sinh quân tử, vô cữu.
Dịch: Hào 5, dương: Xét bản thân, hành động của ta hợp với đạo quân tử , như vậy là không có lỗi.
Cũng có thể chấm câu như vầy: Quan ngã sinh, quân tử vô cữu; và dịch là người quân tử ở đời này phải xem bản thân, hành động của ta (tức hào 5) mà noi theo thì không có lỗi.
Giảng: Hào 5 ngôi chí tôn, cương cường mà trung chính là bậc quân tử làm gương cho 4 hào ở dưới, mọi người đều ngó vào.
Tiểu tượng truyện bàn rộng: “Quan ngã sinh, quan dân dã” nghĩa là muốn xem đức của ta (của vua) thì cứ xem phong tục đạo đức của dân”, vì vua mà hiền minh thì dân tình tốt, vua u mê thì dân tình xấu.

6.
上九: 觀其生君子, 无咎.
Thượng cửu: Quan kỳ sinh quân tử , vô cữu.
Dịch: hào trên cùng, dương: xét bản thân, hành động của hào này hợp với đạo quân tử, như vậy là không có lỗi.
Cũng có thể chấm câu như vầy: quan kỳ sinh, quân tử vô cữu; và dịch là : người quân tử ở đời này phải xem bản thân, hành động của nó (của hào cuối cùng) mà noi theo thì không có lỗi.
Giảng: Hào từ: hào này y như hào từ 5, chỉ khác hào 5 dùng chữ ngã là ta, mà hào này dùng chữ kỳ là của nó (của hào trên cùng. Là vì hào 5 là vua, nói với hào 4 là cận thần, tự xưng là ta; còn hào này là lời Chu Công nói về hào trên cùng, cũng như đã nói về các hào 1, 2, 3, 5 ở dưới.
Hào trên cùng này cũng là dương như hào 5, cũng là quân tử , tuy không phải ở ngôi chí tôn, nhưng ở trên cao hơn hết, cũng làm gương cho các hào âm trông vào. Vì nó có tư cách quân tử , nên không có lỗi.

*
Quẻ Quán này khuyên người trên nêu gương cho dưới và người dưới noi gương người trên; nhưng trẻ con và tiểu nhân thì nhiều khi chưa biết noi gương.

- Nguyễn Hiến Lê –





Thiên Lôi Vô Vọng

25. QUẺ THIÊN LÔI VÔ VỌNG
Trên là Càn (trời), dưới là Chấn (sấm)
Thiên Lôi Vô Vọng 
Đã trở lại thiên lý, chính đạo rồi thì không làm càn nữa, cho nên sau quẻ Phục, tới quẻ Vô vọng. Vọng có nghĩa là càn, bậy.

* Thoán từ
无妄: 元亨, 利貞. 其匪正有眚, 不利有攸往.
Vô vọng: Nguyên hanh, lợi trinh.
Kì phỉ chính hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.
Dịch: không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.
Giảng: Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.
Thoán truyện giảng rõ thêm:
Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.
Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi). Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?
Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.

* Hào từ:
1.
初九: 无妄, 往吉.
Sơ cửu: vô vọng, vãng cát.
Dịch: Hào 1, dương: không còn bậy, mà tiến đi thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương, làm chủ nội quái, là người có đức, cho nên khen như vậy.

2.
六二: 不耕穫, 不菑, 則利有攸往.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (tri) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi.
Giảng: Lời hào này quá vắn tắt, hơn điện tín ngày nay nữa, nên tối nghĩa, có nhiều sách cứ dịch từng chữ; không thông.
Chu công muốn bảo: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ tới khi ruộng đã thuộc, có nghĩa là thấy việc chính đáng phải làm thì làm mà không nghĩ đến cái lợi rồi mới làm, không chỉ trông mong vào kết quả, như vậy mới tốt.
Hào 2, âm, vừa trung vừa chính, ứng với hào 5 cũng trung chính; nó vốn là âm có đức thuận ở trong nội quái Chấn là động, như một người tốt hành động hợp với trung, chính, cho nên Hào từ bảo như vậy mà tiến thì có lợi.
Có lẽ chính vì ý nghĩa hào này mà Sử ký của Tư Mã Thiên chép tên quẻ là   (vô vọng :không mong) với nghĩa làm điều phải mà “không mong” có lợi, có kết quả. Hiểu như vậy cũng được.

3.
六三: 无妄之災, 或繫之牛, 行人之得, 邑人之災.
Lục tam: vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu,
Hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
Dịch: Hào 3, âm: không còn bậy mà bị tai vạ tự nhiên đến như có kẻ cột con bò ở bên đường (rồi bỏ đi chỗ khác), một người đi qua (thấy bò không có ai coi), dắt trộm đi, được bò, mà người trong ấp bị nghi oan là lấy trộm bò, mà mắc họa.
Giảng: cả 6 hào trong quẻ này đều là không càn bậy, nhưng hào này khác một chút là bất trung, bất chính, nên bị tai vạ; tai vạ đó chỉ là vô cớ mà mắc.

4.
九四: 可貞,无咎.
Cửu tứ: khả trinh, vô cữu.
Dịch : Hào 4, dương: nên giữ vững tư cách thì không có lỗi (hoặc: có thể giữ vững được tư cách, cho nên không có lỗi).
Giảng : chữ “Trinh” có hai nghĩa: chính đáng và bền. Ở đây nên hiểu là bền. Hào 4 này dương, không ứng hợp với hào nào cả. (vì hào 1 cũng là dương cương như nó), không nên họat động, nhưng nó cương kiện, có thể giữ vững được tư cách.

5.
九五: 无妄之疾, 勿藥, 有喜.
Cửu ngũ: vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ.
Dịch: Hào 5, dương: Không càn bậy mà vô cớ bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc, sẽ hết bệnh.
Giảng: Hào này ở địa vị cao, trung chính lại ứng với hào 2 cũng trung chính, vậy là rất tốt, chẳng may có bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc (nghĩa bóng là đừng chạy chọt gì cả, cứ thản nhiên như Khổng tử khi bị giam ở đất Khuông) rồi sẽ tai qua nạn khỏi (như Khổng tử sau được thả ra, vì người Khuông nhận là rằng họ lầm ông với Dương Hổ, một người mà họ ghét.)

6.
上九: 无妄, 行有眚, 无攸利.
Thượng cửu: Vô vọng, hành hữu sảnh, vô du lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Không càn bậy, nhưng đi (hành động) thì bị họa, không lợi gì.
Giảng: Hào từ khuyên không nên hành động, mặc dầu vẫn là “vô vọng”, chỉ vì hào này tới cuối cùng của quẻ rồi, chỉ nên yên lặng chờ thời.

*
Quẻ này cũng nhấn mạnh vào lẽ tùy thời. Cả 6 hào đều là “vô vọng” cả, không càn bậy mà tùy thời, có lúc hoạt động thì tốt như hào 1, 2; có lúc lại nên thản nhiên, chẳng làm gì cả, như hào 5, có lúc không nên hành động như hào 4 (nếu hoạt động thì bị họa) và như hào trên cùng. 

- Nguyễn Hiến Lê -