Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Tôn giáo và Dự đoán học

Chúng ta thường nhầm lẫn giữa các môn dự đoán và tôn giáo.

Thực ra bói Dịch hay các môn dự đoán là một dạng thuật toán, giúp dự đoán xu hướng vận động của vật chất, tức là dự đoán chuyện sẽ xảy ra trong tương lai hoặc lật ngược lại quá khứ.
Trong khi đó tôn giáo thiên về tín ngưỡng dựa trên đức tin vào một hoặc nhiều vị thần linh nào đó ...

Nếu đọc Kinh Dịch, mọi người sẽ thấy trong đó không hề kêu gọi phải tin, lạy, cúng kiến ông thần ông thánh hay ông Phật nào cả. Nếu đọc tiếp tới các sách về Tử Bình, Tử Vi, Dịch Mai Hoa...Thảy đều cũng không hề kêu cúng lạy, thờ phụng thần thánh gì, cũng không hề có chuyện dạy luyện bùa chú, dùng ngải hay thư ếm gì ráo.

Không hề có mê tín dị đoan trong các môn dự đoán.


-dongquangus-

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Quốc vận Việt Nam (phần 4) - Trước lo sợ sau lại cười vui.

Vì ở thời Phệ Hạp, "Trời" đã động nên nhiều thứ bị cắn vỡ ra và có những rạn nứt. Vì có những rạn nứt nên không còn bền chặt. Vì không bền chặt nên khó liên minh. Vì khó liên minh nên quay sang chống đối nhau.Vì chống đối nhau nên chia lìa. Vì chia lìa nên gian nan lắm. Gian nan gọi là Kiển.
Nhưng Kiển chẳng phải là hết đường đi, chỉ là sự gian nan, khó khăn mà thôi. Khó khăn nghĩa là cực chứ không phải khổ. Khổ là do tâm không yên, còn cực là khó khăn ở phần thể xác mà thôi.
Từ trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người cần phải có một sự "Chấn động".

Chấn động là gì ?

Có ai đó từng nói "Hỗn loạn là một trật tự chưa được giải mã."

Có lẽ vậy ! Thế nên ở thời Chấn, mọi người sẽ chấn động, lòng người cảm thấy rối, hoang mang, không biết đi đâu về đâu, không hiểu chuyện gì đang và sẽ xảy ra. Thế nhưng, trước thì kinh sợ mà sau đó lại cười vui tươi, như được sống lại bởi Chấn động là ân huệ cho mọi thứ trên đời. Chấn là Sấm. Sấm nổ thì vạn vật sinh sôi.

Vì sao Chấn mà lại sinh sôi, nảy nở ?

Vì trên là Trời thuộc Mộc Chấn mà dưới là Đất cũng Mộc Chấn. Mộc vốn nhân từ nên Trời mang nhân từ xuống mà Đất cũng mang nhân từ lên. Vì cùng là Dương như nhau nên khi Trời Đất gặp nhau thì xảy ra va chạm. Vì va chạm nên gây ra tiếng nổ. Vì tiếng nổ là của Mộc Nhân Từ nên vạn vật mới sinh.Ví như vũ trụ hình thành sau một cơn Chấn động, như một đứa bé vừa lọt lòng, bác sĩ phải đét một cái cho khóc để mà hít thở vậy.

Chuyện quốc gia chỉ một quẻ thôi cũng đủ nói suốt cả năm. Nhiêu đây chỉ là một chút khua môi múa mép cho vui mà thôi. Mọi người cứ thong thả vừa uống trà vừa chiêm nghiệm...

-dongquangus-



Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Phóng sanh và những điều liên quan đến huyền môn...


Sao lại phóng sanh nhiều cá như vậy ? 
Thực ra 
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Mỗi người góp một chú cá, nhiều người cùng góp, thế là có cả bầy cá để thả.

Thả cá để được phước lành ? 
Phóng sanh là để học. Đó là phương tiện để tập nhận thức.
Người đi phóng sanh đến lúc nào đó sẽ không nỡ giết con gì nữa, vô chợ thấy cảnh mần cá thì động lòng thương xót không nỡ nhìn, đứng bên hồ thấy chú kiến loi nhoi trong nước bèn đưa tay cho leo lên thoát chết,...Như thế chẳng cầu tìm phước lành mà phước lành đã tự sanh cho mình rồi vậy...


Đối với các bộ môn lý số, phóng sanh có ý nghĩa gì ?
Đối với giới lý số, tức là dự đoán mệnh, dự đoán Thiên Cơ thì làm các việc thiện đức -trong đó có phóng sanh- rất quan trọng. Làm các việc thiện là một trong những "bài thuốc" hiệu quả giúp hóa giải những tai ách sắp tới bởi lẽ khi Âm Dương không cân bằng, tức là nghiệp xấu trong đời sống tích lũy lâu dần mà thành ra âm khí quá nặng, thì tai họa sẽ ập đến, nhẹ thì hao tiền tốn của, gia đạo bất hòa, nặng thì bệnh tật, mạng vong...Khi ta dùng các môn dự đoán như Tử Bình (dongquangus thường dùng môn này) đoán biết sắp tới sẽ bị tai họa, nhất là mặt sức khỏe thì ngay từ những năm trước đó phải lo làm các việc thiện đức, đi phóng sanh, làm từ thiện, học đạo .v.v... 
Bằng sự hướng dẫn của người am hiểu, phóng sanh vào thời điểm phù hợp với dụng thần của mệnh sẽ có tác dụng hóa giải tai ách. Thí dụ dùng môn Tử Bình xem mệnh người đó có dụng thần là Thổ, năm 2015 Ất Mùi kỵ thần Mộc nắm quyền khắc dụng, nếu thêm trong mệnh phạm lục xung thì càng nguy, phải dùng các biện pháp cứu giải. Theo đó người hiểu môn này sẽ chọn ngày phù hợp, mang cá hoặc rùa... đi theo phương hướng phù hợp hoặc nương nhờ đạo tràng lớn tổ chức phóng sanh thì sẽ có tác dụng làm giảm tà khí, tăng trưởng dương khí, hạn chế được nhiều rủi ro...
Cái này thuộc về huyền môn, thần bí khó giải thích cặn kẽ nhưng lại có hiệu quả trong thực tiễn, không nên xem thường.

(còn tiếp)


-dongquangus-

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Sau thời Phệ Hạp, chuyện gì tiếp theo ?

Quốc vận Việt Nam năm 2014 là quẻ Phệ Hạp, là năm của luật pháp, hình sự, cũng là năm của sự tụ tập, tụ hợp lại thành đám đông để đòi hỏi gì đó, đây cũng là hình tượng của sự biểu tình để đòi công lý, kiện thưa...

Vậy chuyện gì tiếp theo sau thời Phệ Hạp ?

Tiếp theo Phệ Hạp, sẽ tới thời của quẻ Sơn Hỏa Bí.

Bí nghĩa là gì ?
Bí còn gọi là Bôn nghĩa là lập lại trật tự kỷ cương cho có văn minh, uy nghiêm, là làm cho đẹp trở lại,...

Vì sao ?
Vì Núi Cấn ở trên mà Lửa Ly ở dưới. Núi cao chủ về Tín mà ở trên, Hỏa chủ về lễ mà ở dưới, tức là có khiêm hạ. Uy tín lên cao mà vững như núi, dưới chân lại có Lễ nghi mà biết "cúi xuống" nên được đẹp lòng đẹp dạ người, gọi là trang sức mà vẫn uy nghi vậy. Vì ngoài là Cấn Sơn mà trong là Ly Hỏa nên cái đẹp cần đến từ bên trong, chứ không phải vẻ bề ngoài.

Bởi vì ở thời Phệ Hạp, sự "cắn vỡ" đã làm lộ rõ bên trong luật pháp đầy kẽ hở khiến cho người khác theo đó mà làm những điều họ không bị cấm. Người làm những điều pháp luật không cấm tức là người không phạm luật. Thế nên đến thời Sơn Hỏa Bí người ta sẽ phải "hàn" lại những chỗ hở đó để thể hiện cái "đẹp" chứ nếu mà cố che lấp cái xấu xí bên trong một cách giả tạo, "hàn" những kẽ hở bằng lớp sơn phủ "vàng" ngoài thì sẽ để lại hậu quả không tốt về sau này.

Vì thế, thời của Sơn Hỏa Bí là thời của sự cổ vũ cho sự văn minh, lịch sự, cái đẹp, tô điểm những phẩm chất tốt, đây cũng là thời soi tỏ những chỗ khuất tối, lập lại trật tự kỷ cương sau những lộn xộn vừa qua một cách có thực chất chứ không được chiếu lệ.

Vậy có làm nổi không ?
Đừng hỏi ! Khi đến thời Bí, mỗi người Việt Nam, sau khi chứng kiến Phệ Hạp của năm 2014, hãy tự mình trở thành người văn minh, biết xử sự, hiểu luật pháp,...

Đó là chuyện nội bộ của người Việt Nam, còn chuyện đối ngoại nữa... Mà thôi !... 2014 mới đi được nửa năm, chuyện chưa tới nói nhiều cũng không hay. Cứ thong thả uống trà ngồi ngắm thế sự vậy...

-dongquangus-

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Vì sao quốc vận Việt Nam năm 2014 lại là Phệ Hạp ?

Vì sao ?

Trước thời của Phệ Hạp là quẻ Phong Địa Quan. Vì ngày trước là Quan, nên nay mới Phệ Hạp.

Phong Địa Quan nghĩa là gì ?
Quan là quan sát, theo dõi.
Chữ Quan cũng đồng nghĩa chữ Quán. Quán là xem xét, giám sát, nắm rõ. Vì thế người ta gọi "Quan chức" tức nghĩa là những người giữ chức vụ giám sát.

Phong Địa Quan là quẻ nói về đạo của người làm quan.

Vì là đạo của người giám sát là có cái nhìn tổng thể, biết tinh tường nhìn ra chỗ mạnh chỗ yếu của xã hội để từ đó điều tiết, tăng lành, giảm dữ. Vì xã hội có người tốt lẫn người xấu mà điều trên hết là cần một xã hội bình yên, phát triển giàu mạnh nên người làm quan cần lập ra các bộ luật để ràng buộc hạn chế cái xấu, tăng trưởng điều tốt. Tuy nhiên muốn làm luật thì người làm quan -vốn là người giám sát- chẳng những phải có trình độ mà còn có đạo đức, nghiêm chỉnh tuân theo chính luật do mình làm ra. Anh có đạo đức thì anh ràng buộc bằng luật người ta mới nghe, thậm chí có đạo đức thì không dùng luật vẫn được. Ví như trong nhà cha mẹ gương mẫu thì con trẻ mới noi theo, anh chị đàng hoàng em út mới nghe lời, thầy giáo trang nghiêm thì học trò mới theo khuôn phép. Người làm quan mà sai thì luật làm ra cũng sai, nếu có đúng thì người ta cũng không nghe.

Thế mới nói việc chính trị chẳng phải dễ, ngồi lên ghế lãnh đạo đồng nghĩa trên vai đang nặng một gánh trách nhiệm lớn. Kẻ nào ngồi lên chỗ ấy với mong ước kiếm được nhiều tiền và quyền lực thì đồng nghĩa làm sai vai trò của Quan. Khi vai trò của Quan bị sai thì luật sai. Người và luật đều sai thì đòi hỏi phải có xiềng xích, gông cùm, nhà ngục...để ràng lại. Phệ Hạp chính là gông cùm, là tù ngục dành cho kẻ sai.

Với xã hội Việt Nam năm nay, vì ngày trước đã có cái sai cả người lẫn luật nên nay mới tới Phệ Hạp thế này. Vì ngày trước có người làm quan mà tham lam, lừa đảo, lén lấy của công làm giàu cho riêng mình, trình độ không tới mà lại thích ngồi ghế cao dẫn đến không làm đúng việc, ngay cả luật ban hành ra rồi mà cũng không thực hiện để làm gương. Hậu quả là kinh tế phát triển chậm, giáo dục xuống dốc,... Luật làm ra người nghe người không, may mà còn công cụ quyền lực nên giữ vững phần nào.

Vì thế năm nay, Việt Nam gặp quẻ Phệ Hạp không phải ngẫu nhiên, tất cả đều có Nhân Quả, dầu có ông Trời ông Thánh điều khiển hay con ma con quỷ nào phá phách thì cũng đều phải theo Nhân Quả mà thôi.

Một quẻ sao nói hết chuyện được ?! Nhiêu đây chỉ vừa nhâm nhi ly trà. Hôm nào rảnh rỗi ta lại nói tiếp...

-dongquangus-

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Quẻ Bát thuần Ly - Sau thời quẻ Khảm

Vì Khảm là hiểm, sông sâu khôn dò, chỗ hiểm khó đoán, lòng người sâu xa nên phải lựa chọn chữ LY.

Ly nghĩa là gì  ?
Ly còn gọi là Lệ, nghĩa là sáng, sáng rõ, thấy rõ ràng, nhìn tỏ được chỗ khuất...
Ly cũng còn có nghĩa là chia ly, rời đi nhưng đồng thời lại có nghĩa là tựa vào...

Quẻ Ly là quẻ tỏ tường, sáng rõ mà cũng là phân ly...

Vì sao lại là Ly ?
Vì biết là Khảm hiểm nên mới Ly, tức là hiểu rõ rồi mới quyết định, chứ chẳng phải vì còn ẩn khuất, u uất, khó nói nào mà đã Ly.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Địa Hỏa Minh Di

36. QUẺ ĐỊA HỎA MINH DI
Trên là Cấn (núi) dưới là Khôn (đất)
Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.

Thoán từ
: 不利有攸往.
Bác: Bất lợi hữu du vãng.

Dịch: Tiêu mòn: Hễ tiến tới (hành động) thì không lợi.
 Giảng: Theo tượng quẻ, năm hào âm chiếm chỗ của dương, âm tới lúc cực thịnh, dương chỉ còn có một hào, sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ thịnh, dương, chỉ còn một hào sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ Bác. Ở thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử (hào dương ở trên cùng) chỉ nên chờ thời, không nên hành động. Chờ thời vì theo luật tự nhiên, âm thịnh cực rồi sẽ suy, mà dương suy cực rồi sẽ thịnh . (Lão Tử khuyên: “đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng) “nghĩa là phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dũng của mình để được yên thân đợi chờ cơ hội).
 Thoán truyện: giảng thêm: nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng; mà đạo trời là hết hao mòn (tiêu) thì sẽ phát sinh (tức) – nói về các chào dương; mà hết đầy (doanh) thì sẽ trống không (hư) – nói về các hào âm trong quẻ này.
 Đại tượng truyện: chỉ xét tượng của quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững. Ý đó thêm vào, không có trong thoán từ.

Hào từ:
1.
初六: 剝床以足, 蔑貞, 凶.
Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.

Dịch: Hào 1, âm: như cắt (phá hoại) chân giường, dần dần sẽ làm tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.
 Giảng: âm (tiểu nhân) bắt đầu tiêu diệt dương (quân tử ), cũng như bắt đầu phá cái giường từ dưới chân trở lên.

2.
六二: 剝床以辨, 蔑貞, 凶.
Lục nhị: bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.

Dịch: Hào 2, âm: như phá tới then giường (có người dịch là thành giường, hay sườn giường), tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.
 Giảng: Nghĩa hào này cũng như hào 1: bọn tiểu nhân đã tiến thêm một bước nữa, phá tới then giường rồi, chưa tới mặt giường.

3.
六三: 剝之, 无咎.
Lục tam: Bác chi, vô cữu.

Dịch: Hào 3 âm: Phá bỏ bè đảng của mình, không có lỗi.
 Giảng: Hào này cũng là âm nhu, tiểu nhân, nhưng vì ứng với hào dương, quân tử, ở trên cùng, cho nên theo hào đó mà bỏ các hào âm ở trên và dưới nó (tức các hào 1, 2, 4) chịu mất lòng với các hào âm này (lời Tiểu tượng truyện) mà theo đạo chính, cho nên không có lỗi.

4.
六四: 剝床以膚, 凶.
Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.

Dịch: hào 4, âm: phá giường mà xẻo tới da thịt người nằm trên giường nữa, xấu.
 Giảng: Hào âm này đã lên tới ngoại quái, thế là tiểu nhân đã hoành hành, quân tử bị hại quá đau, tai họa bức thiết quá rồi; xấu.

5.
六五: 貫魚, 以宮人寵, 无不利.
Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.

Dịch: Hào 5, âm: Dắt bầy cung nhân như một xâu cá (ám chỉ bầy tiểu nhân), để lên hầu vua (tức theo người quân tử, hào dương ở trên cùng), như vậy là tiểu nhân biết thuận tòng quân tử, không có gì là không lợi.
 Giảng: Hào này làm thủ lãnh bầy âm. Theo nghĩa mấy hào trên, chúng ta tưởng hào này càng phá mạnh hạng quân tử hơn nữa; nhưng ngược lại. Hào từ lấy lẽ rằng hào 5, ở sát hào dương ở trên cùng thân cận với 6, chịu ảnh hưởng tốt của 6, nên dắt cả bầy âm (ví như một xâu cá – cá thuộc loài âm) để theo hào 6 quân tử cũng như bà hậu dắt bầy cung phi lên hầu vua. Thế là theo đạo chính, cho nên không gì là không lợi.

Theo Phan Bội Châu, sở dĩ cổ nhân tới hào này bỏ cái nghĩa âm tiêu diệt dương, mà cho cái nghĩa âm thuận theo dương, là để khuyến khích tiểu nhân cải tà qui chánh, mà giúp đỡ quân tử. Kinh dịch "Vị quân tử mưu” (lo tính cho quân tử) là nghĩa đó. Có thể như vậy. Lý do chính thì coi hào sau ta sẽ thấy.

6.
上九: 碩果不食, 君子得輿, 小人剝廬.
Thượng cửu: thạc quả bất thực,
Quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.

Dịch: Hào trên cùng, dương: Còn một trái lớn trên cây, không hái xuống ăn (ý nói dương tức quân tử không bao giờ hết). Quân tử ở hào này được quần chúng (dư) theo; còn tiểu nhân thì biết rằng nếu diệt hết quân tử tức lá phá đổ nhà chúng ở (chúng cũng không còn).
 Giảng: Cả quẻ chỉ có mỗi hào này là dương cho nên ví với trái cây lớn còn lại trên cây, không hái xuống ăn thì có ngày nó sẽ rụng mà mọc mầm, như vậy là đạo quân tử không bao giờ hết. Hào 3 và 5 kéo các hào âm khác theo hào dương này, cho nên bảo là quân tử được dân chúng theo. Hào dương này ở trên cùng, cũng như cái nhà che cho tất cả các hào âm ở dưới. Nếu bọn tiểu nhân phá nhà đó cho sập – nghĩa bóng là không còn quân tử thì quốc gia suy vong, chủng tộc tiêu diệt- thì chúng cũng không sống được, không có chốn dung thân.
 Vậy ta thấy sở dĩ Chu Công, người viết Hào từ, cho hào 5 theo hào trên cùng (âm theo dương) là vì lẽ có thế xã hội mới tồn tại được, không khi nào người tốt bị diệt hết.
 Quẻ này nói về thời âm thịnh dương suy, tiểu nhân tàn hại quân tử, tiểu nhân tuy rất đông, nhưng vẫn có một số (hào 3 và 5) hiểu đạo cải quá, đứng về phe quân tử, và khi xã hội lâm nguy thì ủng hộ quân tử. Người quân tử mới đầu chỉ nên im hơi lặng tiếng mà chờ thời, chuẩn bị cho lúc thịnh trở lại.


Đó là luật âm dương trong vũ trụ; vũ trụ luôn luôn có đủ cả âm, dương ; khi âm cực thịnh, vẫn còn dương, khi dương cực thịnh cũng vẫn còn âm, âm dương cứ thay nhau lên xuống, thế thôi. 


Bài liên quan :

Hỏa Địa Tấn

35. QUẺ HỎA ĐỊA TẤN
Trên là Cấn (núi) dưới là Khôn (đất)
Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.

Thoán từ
: 不利有攸往.
Bác: Bất lợi hữu du vãng.

Dịch: Tiêu mòn: Hễ tiến tới (hành động) thì không lợi.
 Giảng: Theo tượng quẻ, năm hào âm chiếm chỗ của dương, âm tới lúc cực thịnh, dương chỉ còn có một hào, sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ thịnh, dương, chỉ còn một hào sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ Bác. Ở thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử (hào dương ở trên cùng) chỉ nên chờ thời, không nên hành động. Chờ thời vì theo luật tự nhiên, âm thịnh cực rồi sẽ suy, mà dương suy cực rồi sẽ thịnh . (Lão Tử khuyên: “đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng) “nghĩa là phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dũng của mình để được yên thân đợi chờ cơ hội).
 Thoán truyện: giảng thêm: nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng; mà đạo trời là hết hao mòn (tiêu) thì sẽ phát sinh (tức) – nói về các chào dương; mà hết đầy (doanh) thì sẽ trống không (hư) – nói về các hào âm trong quẻ này.
 Đại tượng truyện: chỉ xét tượng của quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững. Ý đó thêm vào, không có trong thoán từ.

Hào từ:
1.
初六: 剝床以足, 蔑貞, 凶.
Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.

Dịch: Hào 1, âm: như cắt (phá hoại) chân giường, dần dần sẽ làm tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.
 Giảng: âm (tiểu nhân) bắt đầu tiêu diệt dương (quân tử ), cũng như bắt đầu phá cái giường từ dưới chân trở lên.

2.
六二: 剝床以辨, 蔑貞, 凶.
Lục nhị: bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.

Dịch: Hào 2, âm: như phá tới then giường (có người dịch là thành giường, hay sườn giường), tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.
 Giảng: Nghĩa hào này cũng như hào 1: bọn tiểu nhân đã tiến thêm một bước nữa, phá tới then giường rồi, chưa tới mặt giường.

3.
六三: 剝之, 无咎.
Lục tam: Bác chi, vô cữu.

Dịch: Hào 3 âm: Phá bỏ bè đảng của mình, không có lỗi.
 Giảng: Hào này cũng là âm nhu, tiểu nhân, nhưng vì ứng với hào dương, quân tử, ở trên cùng, cho nên theo hào đó mà bỏ các hào âm ở trên và dưới nó (tức các hào 1, 2, 4) chịu mất lòng với các hào âm này (lời Tiểu tượng truyện) mà theo đạo chính, cho nên không có lỗi.

4.
六四: 剝床以膚, 凶.
Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.

Dịch: hào 4, âm: phá giường mà xẻo tới da thịt người nằm trên giường nữa, xấu.
 Giảng: Hào âm này đã lên tới ngoại quái, thế là tiểu nhân đã hoành hành, quân tử bị hại quá đau, tai họa bức thiết quá rồi; xấu.

5.
六五: 貫魚, 以宮人寵, 无不利.
Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.

Dịch: Hào 5, âm: Dắt bầy cung nhân như một xâu cá (ám chỉ bầy tiểu nhân), để lên hầu vua (tức theo người quân tử, hào dương ở trên cùng), như vậy là tiểu nhân biết thuận tòng quân tử, không có gì là không lợi.
 Giảng: Hào này làm thủ lãnh bầy âm. Theo nghĩa mấy hào trên, chúng ta tưởng hào này càng phá mạnh hạng quân tử hơn nữa; nhưng ngược lại. Hào từ lấy lẽ rằng hào 5, ở sát hào dương ở trên cùng thân cận với 6, chịu ảnh hưởng tốt của 6, nên dắt cả bầy âm (ví như một xâu cá – cá thuộc loài âm) để theo hào 6 quân tử cũng như bà hậu dắt bầy cung phi lên hầu vua. Thế là theo đạo chính, cho nên không gì là không lợi.

Theo Phan Bội Châu, sở dĩ cổ nhân tới hào này bỏ cái nghĩa âm tiêu diệt dương, mà cho cái nghĩa âm thuận theo dương, là để khuyến khích tiểu nhân cải tà qui chánh, mà giúp đỡ quân tử. Kinh dịch "Vị quân tử mưu” (lo tính cho quân tử) là nghĩa đó. Có thể như vậy. Lý do chính thì coi hào sau ta sẽ thấy.

6.
上九: 碩果不食, 君子得輿, 小人剝廬.
Thượng cửu: thạc quả bất thực,
Quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.

Dịch: Hào trên cùng, dương: Còn một trái lớn trên cây, không hái xuống ăn (ý nói dương tức quân tử không bao giờ hết). Quân tử ở hào này được quần chúng (dư) theo; còn tiểu nhân thì biết rằng nếu diệt hết quân tử tức lá phá đổ nhà chúng ở (chúng cũng không còn).
 Giảng: Cả quẻ chỉ có mỗi hào này là dương cho nên ví với trái cây lớn còn lại trên cây, không hái xuống ăn thì có ngày nó sẽ rụng mà mọc mầm, như vậy là đạo quân tử không bao giờ hết. Hào 3 và 5 kéo các hào âm khác theo hào dương này, cho nên bảo là quân tử được dân chúng theo. Hào dương này ở trên cùng, cũng như cái nhà che cho tất cả các hào âm ở dưới. Nếu bọn tiểu nhân phá nhà đó cho sập – nghĩa bóng là không còn quân tử thì quốc gia suy vong, chủng tộc tiêu diệt- thì chúng cũng không sống được, không có chốn dung thân.
 Vậy ta thấy sở dĩ Chu Công, người viết Hào từ, cho hào 5 theo hào trên cùng (âm theo dương) là vì lẽ có thế xã hội mới tồn tại được, không khi nào người tốt bị diệt hết.
 Quẻ này nói về thời âm thịnh dương suy, tiểu nhân tàn hại quân tử, tiểu nhân tuy rất đông, nhưng vẫn có một số (hào 3 và 5) hiểu đạo cải quá, đứng về phe quân tử, và khi xã hội lâm nguy thì ủng hộ quân tử. Người quân tử mới đầu chỉ nên im hơi lặng tiếng mà chờ thời, chuẩn bị cho lúc thịnh trở lại.


Đó là luật âm dương trong vũ trụ; vũ trụ luôn luôn có đủ cả âm, dương ; khi âm cực thịnh, vẫn còn dương, khi dương cực thịnh cũng vẫn còn âm, âm dương cứ thay nhau lên xuống, thế thôi. 


Bài liên quan :

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Quốc vận Việt Nam (phần 3) - Hãy vì một Việt Nam hòa bình.

Mọi người hãy bớt đăng/share những tin giật gân liên quan biểu tình kiểu như những hình ảnh xác chết, cảnh cháy nổ, hư hại,...

Vì sao ?
Vì "Đạo cao một thước, Ma cao một trượng".
Hễ ta nói 10 điều lành, người ta nghe chừng 3 điều. Hễ nói 3 điều dữ thì người ta sinh ra thêm 7 điều sợ hãi, tưởng tượng giật gân, từ đó càng khiến mọi việc rối hơn, chưa kể vô tình trúng kế lợi dụng của bọn người xấu.

Quốc vận Việt Nam năm nay là năm hình pháp, là năm mà người ta sẽ cần nhìn nhận rõ ra đâu là kẻ ác thực sự đằng sau mọi chuyện.
Mọi người hãy lưu ý, Phệ Hạp có tượng hình cái gông cùm, là luật pháp, là năm mà hàng loạt người phải vào tù vì phạm nhiều tội khác nhau. Vì thế năm nay, mỗi công dân Việt Nam đều phải bình tĩnh, nhận thức rõ mình đang ở đâu, mình muốn cái gì để đưa ra quyết định nên làm gì cho đúng, nếu không sẽ dễ bị hình phạt dù là vô tình không biết để bị lợi dụng này kia.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Quẻ Khảm - Sau thời Đại Quá.

Ở thời Đại Quá, nhiều việc đã diễn ra một cách quá mức, là thời mà Trí óc cao hơn Nhân từ, như nước ngập khỏi ngọn cây, lâu ngày sẽ gây úng. Nếu cứ tiếp tục như thế sẽ xảy ra Khảm.

Khảm là gì ?
Khảm là hiểm, nguy hiểm, là thâm độc, là mưu mô xảo trá ẩn khuất bên trong các hiện tượng.

Tại sao ?
Khảm là quẻ thuần Khảm, là trên nước mà dưới cũng nước. Sau khi "Đại quá", tức là dâng lên, ngập hết ngọn cây, nước ngập mênh mông không thấy bến bờ, cây cỏ gì cả. Lúc ấy,

Trạch Phong Đại Quá - Khi mọi việc đã quá đáng rồi

Chào ngày mới, hai ngày sau cơn mưa gió đêm Phật Đản, sau những thương tổn của Khuê, Kiển, ta ngồi trầm ngâm...Nhìn trời mây xám giăng đầy, che khuất ánh mặt trời đáng lẽ đã phải chói chang, bên tai ta nghe người này nói Biển Đông, người kia bàn súng ống,... Ta không khỏi nghĩ ngợi gần xa. Rồi từ hư không, ta lại nghĩ đến Kinh Dịch. Ta nghĩ ngay đến quẻ Trạch Phong Đại Quá.

Trạch Phong Đại Quá nghĩa là gì ?
Đại là Lớn
Quá là Quá mức.

Nghĩa là Quá mức, quá đáng...

Vì sao ?

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Thời của quẻ Kiển

Khi mà người ta đối thoại với nhau không được, dẫn tới bế tắc thì phát sinh nhu cầu thỏa thuận, đồng thuận với nhau để giải quyết vấn đề. Thế nhưng rồi cũng không được mà dẫn đến sự chia lìa, phân tán. Khi một khối kết đoàn đã trở nên ngày càng rạn nứt xa nhau, đã không còn liền nhau bền chặt nữa thì đó cũng là lúc "Kiển". Kiển nghĩa là gian nan, như bị thương tích ở chân, bị què, trở nên chậm chạp và khó khăn. Thời của Kiển cũng là thời mà người ta phải quyết định mình sẽ là người quân tử hay kẻ tiểu nhân.

Vì sao ?
Vì trước mặt là biển nước mà sau lưng là núi lớn, tiến hay lui đều gặp gian nan nên mới gọi là Thủy Sơn Kiển. Biển nước mênh mông sâu cạn khôn dò, sóng to gió lớn tiến lên chẳng phải dễ. Núi cao hào sâu, lối đi bị che khuất, không biết tính là loanh quanh không lối ra...

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Hỏa Trạch Khuê - Quẻ xấu hay không xấu ?

Sáng sớm một ngày cuối tuần, ta dậy sớm trong tỉnh táo. Sau khi rửa mặt, vệ sinh xong xuôi, tự pha cho mình một ly cafe thật nóng. Ngồi vào bàn,... ta nghĩ về Kinh Dịch.

Sau những chuyện nong nóng gần đây, ta nghĩ đến quẻ Hỏa Trạch Khuê.

Khuê nghĩa là gì ?
Khuê nghĩa là : xa lìa, phân khai...

Quẻ Hỏa Trạch Khuê là quẻ của thời chia lìa, chống đối nhau, được xem là quẻ xấu nhất trong Kinh Dịch.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Nghĩ về quẻ Đồng Nhân

Chào ngày mới, dưới ánh nắng tuy vàng chói chang mà như đượm lại mờ mờ, ta ngước thấy thế gian đang tranh cãi trong khó chịu lẫn nhọc mệt bởi chuyện bên ngoài lẫn bên trong. Những vết nứt của láng giềng đang ngày một lớn khiến lòng người không khỏi suy nghĩ về chữ "LY". Hớp một ngụm cafe thơm thơm, ngọt đắng, mát lạnh ta thư thả chiêm nghiệm về Kinh Dịch. Ta nghĩ ngay đến quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân.

Đồng Nhân nghĩa là gì ?
Đồng là : cùng, cùng với, đồng tâm...
Nhân là người.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Ukraine, cuộc chiến đi về đâu ?

Ngồi xem tình hình xung đột ở Ukraine trên báo đài,thấy cảnh người Ukraine đánh nhau trong sự cổ vũ ngầm của những tay chính trị bên ngoài, ta không khỏi băn khoăn chuyện của quốc gia ấy rồi sẽ đi về đâu ?

Ta ngước nhìn ra đường phố, dưới trời nắng trưa nhạt tựa như không đủ nóng, nơi xe cộ chạy qua chạy lại vội vàng, hăm hở như tranh thủ làm xong nốt chuyện gì đó, ta nghĩ tới quẻ Trạch Địa Tụy.

Tụy là gì ?

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Nghĩ về quẻ Phong Hỏa Gia Nhân



Sáng ngày Chủ nhật thảnh thơi, ta cùng vợ dắt nhau ra ngoài đi ăn sáng dưới bầu trời xanh trong mát mẻ chan với nắng vàng. Sau khi ăn xong, về nhà, ngồi nhâm nhi cafe "Huy Tùng" nóng hổi, ta nghĩ về Kinh Dịch, về quẻ Phong Hỏa Gia Nhân.

Gia Nhân nghĩa là gì ?
Gia là Nhà.
Nhân là Người

Gia Nhân nghĩa là Người trong một nhà. Quẻ Gia Nhân là quẻ nói về đạo xử sự trong Gia đình.

Vì sao là Phong Hỏa Gia Nhân ?
Vì trước thời của Gia Nhân là thời Minh Di. Minh Di là thương tổn, là hình ảnh con người bị chèn trong góc tối của xã hội, vì nhiều nguyên nhân mà bị chì chiết, bị "đì", bị ép không bước lên được ngôi cao, nhiều lúc tủi thân phải chạy về với gia đình, về với người nhà mình. Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa sau cùng cho người lầm than khi ra ngoài xã hội.

Đạo của quẻ Gia Nhân là gì ?