Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Thái bình

Sáng ngày đầy nắng, trong cái không khí đã chớm hơi nóng nực của mùa hạ dù hãy còn xuân, sau khi đã ăn sáng no nê, ngồi nhâm nhi trà xanh nóng, mứt gừng. Thật thư thái... ta ngồi chơi ngẫm nghĩ về Kinh Dịch, ta nhớ về quẻ Thái.

Thái bình nghĩa là gì ?
Người ta quan niệm thái bình là vừa phải hòa bình, vừa có nhiều tiền, hay muốn có thái bình thì phải đưa chiến tranh, bệnh tật, đói khát sang thế giới khác, rồi có khi lại lẫn lộn giữa giàu có và thái bình, cho rằng muốn có hòa bình phải có nhiều tiền của.v.v...
Thái bình chắc chắn có hòa bình nhưng không hẳn là phải có nhiều tiền hoặc phải ăn khôn hơn người khác.

Trong Kinh Dịch, định nghĩa Thái bình là một đời sống cân đối, hài hòa Âm Dương.

Đây là quẻ Thái :
__  __
__  __
__  __
_____
_____
_____

Quẻ Thái 3 hào Âm ở trên, 3 hào Dương ở dưới, đó là tượng Âm khí rời đi, Dương khí lại đến. Nói Âm đi mà vẫn 3, Dương đến cũng không quá 3. Như vậy Âm đi chẳng phải đi, chỉ là nhường một bên cho Dương đến, tính Dương cương mạnh đến mà vẫn biết nhường Âm, chỉ dừng ở 3 cho cả hai mỗi bên đều được một nửa. Mỗi bên nắm một nửa, tức là biết san sẻ, nhường nhịn cho nhau, giúp đỡ nhau tiến tới sự phát triển hài hòa.

Do đó thái bình là một đời sống cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi, môi trường sống và thu nhập, môi trường sinh thái và sự hiện đại hóa, tỷ lệ người giàu và người nghèo không quá chênh lệch.v.v...

Hài hòa Âm Dương mới là Thái bình vậy.

Đó là nói ở tầm rộng, bao quát, còn nói riêng ở mặt mệnh con người thì nếu mệnh ai thuộc quẻ Địa Thiên Thái phải biết rằng hai chữ sống Thái Bình là điểm nhấn quan trọng, là sứ mệnh, tiền đề cho sự phấn đấu của mình ở kiếp này.
Sống thái bình nghĩa là phải sống và làm sao cho đời mình và người xung quanh được yên vui.
Nếu người mệnh quẻ Thái sống không theo hướng đi tới thái bình thì đó nghĩa là đi sai mệnh, chẳng những sự phát triển bản thân bị chậm lại mà còn gây ra nhiều hậu quả chẳng thể nói hết. Thử nghĩ xem, mệnh đáng lẽ phấn đấu bên trong thì đem lại sự hòa thuận trong gia đình, hiếu thảo mẹ cha, nhường nhịn anh chị em, bên ngoài biết nhu thuận, ngôn từ đàng hoàng, biết san sẻ khó khăn với người bất hạnh ...thế mà chẳng làm, lại làm ngược lại thì sao có cuộc sống thái bình ?

-dongquangus-

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Sữa mẹ

Các bà mẹ tương lai và những người quan tâm Dịch lý hãy chú ý.
Trong không gian Dịch, tức cũng là không gian vũ trụ, vũ trụ không tạo ra bất cứ cái gì thừa mà cũng không tạo ra cái gì thiếu. Cái thừa là do ta thấy lượng nó nhiều hơn mong muốn, cái thiếu là do ta muốn mà lượng không đủ. Tất cả đều không ngoài chân lý trên, gồm cả sữa mẹ. Do đó khi có con, hãy ưu tiên đủ sữa mẹ cho con bú. 
Sữa mẹ có bị thiếu không ? Người ta hay nói tùy mẹ, có mẹ nhiều, có mẹ ít sữa ?
Thực ra mẹ nào cũng như nhau bất kể cao, lùn, mập, ốm, ngực to, ngực lép bởi vì một khi người mẹ sanh con, sữa của cô ấy sẽ luôn luôn đủ cho con cô ấy dùng. Không bao giờ thiếu. Thậm chí thực tế có người cho con bú tới 3 tuổi mà vẫn còn sữa.
Hình: Internet
Tại sao ?
Đó là vì vũ trụ không có chỗ trống không, nó luôn có đầy đủ mọi thứ để nó tồn tại một cách đúng nghĩa, tức là nếu có một đứa trẻ chào đời trong vũ trụ này thì những "phương tiện" hỗ trợ cho nó - sữa mẹ - lớn lên sẽ không thiếu. Con người là một phần cơ thể của vũ trụ, do đó con người không thể tồn tại mà thiếu cái đủ cho sự tồn tại ấy. Do đó nếu thiếu sữa là do ta duy trì việc tạo sữa không đúng cách.
Đừng bao giờ tìm cách thay thế sữa mẹ vì những lý do kỳ quặc như : sợ con bú xệ dzú, sợ sữa mẹ không đủ dưỡng chất làm con không tăng chiều cao, cân nặng, sợ con bú riết ham mẹ rồi đeo bám không làm gì được, v.v... Đó là những lý do không phù hợp bởi đã sợ xệ dzú thì đừng sanh con. Sợ sữa mẹ không đủ dưỡng chất...là thiếu kiến thức khoa học. Sợ con ham mẹ đeo bám không làm gì được là do mình chưa dám hy sinh để dành điều tốt nhất cho con là sữa mẹ. Nếu thương con thì lẽ nào mẹ chẳng dám hy sinh ? Làm mẹ mà không dám hy sinh vì con thì cái giá phải trả sẽ không hề nhỏ -vì mình đã tạo ra nó- trong tương lai sau này.
Hình: Internet
Dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng không bao giờ thiếu. Chỉ có sữa công thức, vốn là sữa người ta nhái sữa mẹ mới thiếu dinh dưỡng. Mọi người nên biết, con người thời điểm này chưa gạn bỏ hết vô minh. Vô minh nghĩa là thiếu sáng suốt. Do đó không tài nào con người tạo ra thứ gì tốt đến mức có thể thay thế được sản phẩm tự nhiên.
Do vậy, các bà mẹ tương lai, hãy vì con của chính mình, cao hơn nữa là hãy vì nòi giống loài người, trong những ngày chờ sanh nở, hãy dành thời gian đọc các tài liệu hoặc tìm đến các buổi hội thảo về nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy lắng nghe ý kiến của những người có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ.
Sống thuận với tự nhiên là cách sống tốt nhất không gì so bằng.
-dongquangus-

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Ngũ hành với cuộc sống

Thổ là chữ Tín, Thủy là chữ Trí, Hỏa là chữ Lễ, Kim là chữ Nghĩa, Mộc là chữ Nhân.
Khi Thổ khí thái quá thì Thủy khí cũng bất cập.
Khi Thủy khí bất cập thì Hỏa khí không được chế ngự.
Khi Hỏa khí không được chế ngự thì Thổ khí bị thái quá.
Thổ khí thái quá sẽ sinh ra Kim xấu.
Kim xấu thì chẳng gọt được Mộc.
Nghĩa là khi lòng tin đã sứt mẻ thì đầu óc người ta không còn yên. Đầu óc không yên thì chẳng còn phải giữ lễ nữa, gặp gì bất bình liền làm khó ngay. Khi không cần giữ lễ nữa thì kẻ thất tín cũng không cần lịch sự. Khi kẻ được giao chữ Tín mà không còn tín nữa thì cái nghĩa lý cũng chẳng ai cần. Khi nghĩa lý chẳng ai cần thì còn gì là Nhân ?!
Hình: Vnexpress
Ví dụ vụ chặt cây ngoài Hà Nội.
Khi nhà nước vốn là cơ quan được thành lập nhờ chữ Tín, nên hễ mà làm gì để lung lay chữ Tín là lòng người rối ngay. Lòng người không yên thì người ta sẽ không nể mặt nữa. Sau đó họ sẽ vặn lại cơ quan. Nếu cơ quan tiếp tục lập lờ thì sẽ tới màn đòi cho ra lẽ, đấu tranh cho bằng được cái lý.
Sau đó, nếu lý lẽ cũng không được yên thì khó mà nói câu "Cá với Nước".
Năm nay là năm cãi nhau... Điều đó cũng là thử thách cho cơ quan... !

-dongquangus-

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Thắng kiện không phải điều may mắn ?

Tại sao người xưa, nhất là giới Lý số luận rằng Thắng kiện không phải điều may mắn ?

Đó là vì khi ta kiện tụng, tức là ta bị hại (nên ta mới kiện) mà giới Lý số luận rằng "Bị người hại là Phước". Do đó thắng kiện hóa ra là chẳng phải Phước vậy.

Thật vậy ! Kiện cáo nhau có nguồn gốc từ sự tranh giành quyền lợi. Dù bên nào thắng thì cũng có một bên không vui mà xử hòa thì có khi lại trong lòng vẫn không phục. Bên thắng có quyền lấy những gì mình đã đòi lấy (từ bên thua) từ đầu lúc đệ đơn kiện, còn bên thua dù biết có cái bất công vẫn phải chịu đựng.

Ng.: Internet
Thí dụ A kiện B đòi bồi thường thiệt hại tài sản 200 triệu kèm bồi thường tổn hại nhân phẩm bằng tiền 100 triệu đồng. Kết quả A thắng. Tưởng chừng điều đó bình thường nhưng thực ra xét mặt Nhân Quả thì nhân phẩm không thể quy đổi ra tiền. Tiền chỉ là vật trung gian trao đổi hàng hóa. Nhân phẩm không phải hàng hóa nên không thể đổi bằng tiền. Do vậy thắng kiện tức là đã làm chênh lệch Âm Dương, khiến cho Thiên đạo mất cân bằng, trước sau gì cũng bị tai họa. Đấy là chỗ Nhân Quả có ảnh hưởng không nhỏ.

Trong khi đó Đạo của Dịch lại luôn hướng đến sự hài hòa Âm Dương, tức là hướng đến chỗ cả hai bên đều thắng. Chẳng ai đạp đổ ai mà người nhường nhịn cũng không ấm ức. Nho gia, Dịch sư Trình Di luận tại quẻ Thiên Thủy Tụng rằng "Kiện không phải là việc hòa bình, nên chọn cái yên ổn mà làm, không nên hãm vào chỗ nguy hiểm..."


Hại người là Họa, bị người hại là Phước ?

"Khang Tiết Thiệu tiên sinh viết :
Hữu nhân lai vấn bốc, như hà thị hoạ phước ?
Ngã khuy nhân thị hoạ, nhân khuy ngã thị phước ... "

(Thiệu Khang Tiết tiên sinh nói:
Có người tới xem bói, rồi hỏi thế nào là Họa Phước ?
Tôi nói hại người là Họa, bị người hại là Phước"

Lạ thật ! Tại sao lại như vậy ? Làm thiện thì được hưởng phước, cớ gì bị người hại cũng là phước ?

Đó là bởi vì khi "ta bị người hại" thì nó đối lập với "ta hại người". Ta hại người là Âm, người hại ta là Dương. Nếu Âm là họa, ắt đối xứng nó là Dương- phước. Ta hại người, ta thất đức, đối xứng thất đức là có đức.

Có hai điều ta bị hại:
1 - Bị hại do phải trả Quả của nghiệp chướng.
2 - Bị hàm oan.

Với điều thứ nhất, đó là Nhân Quả không sai, hại người người hại, chẳng thể oán trách ai được. Trả được nghiệp chướng, cũng ví như trả được nợ ngân hàng, vừa khỏi nợ vốn mà cũng không phải trả lãi nữa. Gọi là có phước.

Ng.:Internet
Với điều thứ hai là hàm oan, như Dịch nói nghĩa là Trời Đất , Âm Dương đã không còn cân bằng, chỗ thấp lại còn bị lún sâu (bị oan), không còn Thiên đạo nữa. Dù là bị hại oan thân mạng, tài sản hay nhân phẩm cũng đều nghĩa vạn vật chưa công bằng, do đó để Thiên đạo được duy trì, vũ trụ sẽ bù đắp cho chỗ oan ấy, ví như nơi mặt đất có chỗ hầm hố trũng thì nước sẽ chảy vào.
Do đó, khi bị người hại, chớ có trách Trời, trách người, chẳng sớm thì muộn, đứng trước Nhân Quả, tất cả đều chỉ có Một mà thôi. Đó là Công Bằng.

Thế nói bị người hại là có phước, vậy phước lớn hay nhỏ ?
Còn tùy ở cái Tâm mình ứng xử thế nào khi bị hại.


-dongquangus-

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Chẳng...Không...

Mưa rơi mà chẳng phải mưa rơi
Giang tay đón lấy không giọt nào
Quá khứ hư ảo như bức màn đen trắng
Tương lai cũng chẳng có sắc hình
Chỉ có tịnh thanh nơi Tâm cõi
Ngân nga "Chứng đạo ca"
"Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa Không thân tức pháp thân..."

-dongquangus-

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Dự đoán thế giới 2015 (nghiệm chứng)

Như vậy, chỉ mới chưa hết tháng 1 âm lịch mà thế giới đã có những hiện tượng ly tán, lìa xa, ly hôn, ly dị... như tôi đã dự đoán hồi năm ngoái.
Châu Âu chia rẽ vì vấn đề Nga - Ukraine.
Nga - Mỹ chia rẽ vì vấn đề Ukraine. Bản thân người Mỹ chia rẽ vì màu da. 
Iceland rút đơn xin gia nhập EU.
Hy Lạp nghỉ chơi với WB.
Đại khái ví dụ là thế, còn thực tế thì diễn biến khắp nơi, không chỉ tầm quốc gia mà còn đến cả cá nhân.

Như vậy có phải là xui không ?
Chưa chắc ! Vì trước đây người ta đã không bằng lòng nhau, không ưa nhau rồi, nhiều mâu thuẫn xảy ra rồi nên nay cái thời nó đến như vậy là nó diễn ra như vậy. Do đó lìa tan mà lòng người chưa chắc buồn.
-dongquangus-

Phước đức lớn...

Có thể nói, phước đức lớn nhất trong đời người chính là được gần gũi, làm bạn với những người có lòng nhân từ.
Vì sao ?
Chúng ta hãy chọn đề tài "Nhân - Quả" rồi Thiền.
Vì sao ?
Sau khi quán chiếu Nhân Quả, sẽ thấy:
Ở thời rạn nứt, người có lòng nhân từ không rạn nứt.
Ở thời ly tán, người có lòng nhân từ không ly tán.
Ở thời lừa dối, người có lòng nhân từ không lừa dối.
Ở thời cãi nhau, người có lòng nhân từ không cãi nhau.
Vì sao ?
Người có lòng nhân từ vốn tính tình gần gũi thì làm gì có rạn nứt ?! Lại cũng chẳng ly tán vì nào có xa rời thế gian ?! Do vậy ta vẫn còn người để gần.
Người có lòng nhân từ là người dám xả bỏ cái Tôi thì còn lừa ai làm gì, và tâm địa có bị giới hạn đâu mà cãi nhau ?! Do vậy ta vẫn còn người để tựa nương.
Tìm được người có lòng nhân từ để làm bạn khó lắm không ?
Không khó lắm vì có cách để tìm ra họ.
Cách nào ?
Nói theo nhà Phật là hãy bố thí thân mạng của mình.
Nghĩa là sao ?
Bố thí thân mạng nghĩa là chẳng phải đánh bom tự sát, đem thịt cho người ăn...mà nghĩa bóng là xả bỏ (tức bố thí) cái Tôi của mình (tức thân mạng).

Khi xả bỏ cái Tôi rồi thì đó cũng là lúc "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", tự nhiên sẽ thấy họ xuất hiện bên mình.

-dongquangus-

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Có người đến xem bói, hỏi thế nào là họa phước ?

"Khang Tiết Thiệu tiên sinh viết
Hữu nhân lai vấn bốc, như hà thị hoạ phước
Ngã khuy nhân thị hoạ, nhân khuy ngã thị phước . 
Đại hạ thiên gian, dạ ngoạ bát xích . 
Lương điền vạn khoảnh, nhật thực nhị thăng . 
Bất hiếu mạn thiêu thiên thúc chỉ, khuy tâm uổng phần vạn lô hương . 
Thần minh bản  thị chính  trực tố, khởi thụ nhân gian uổng pháp tàng

Cửu trụ  lệnh  nhân tiện, tần lai thân dã sơ  . 
Đản khan  tam ngũ nhật, tương kiến bất như sơ .

Khát thời nhất trích như cam lộ, tuý hậu thiêm bôi bất như vô . 
Tửu bất tuý nhân, nhân tự tuý 
Hoa bất mê nhân, nhân tự mê." - trích Minh Tâm bảo giám


* Dịch nghĩa:-

Thiệu Khang Tiết nói:  
Có người đến xem bói, hỏi thế nào là họa phước ?  
Ta hại người là họa, người hại ta là phước.  
Nhà lớn cả nghìn gian, đêm cũng chỉ nằm tám thước.  
Ruộng tốt muôn khoảnh, ngày ăn hai thăng.  
Kẻ bất hiếu đốt bừa nghìn bó giấy, kẻ xấu bụng đốt oan muôn lò hương.  
Thần minh vốn chính trực, há chịu cho người đời hối lộ, bẻ cong phép tắc?

Ở lâu khiến người hóa hèn ra.  
Ðến mãi thì kẻ thân thiết cũng thờ ơ.  
Chỉ cần xem năm ba ngày gặp lại không bằng lúc mới đầu.

Lúc khát thì một giọt cũng quý như cam lộ.  
Say rồi thì thêm một chén không bằng không thêm.  
Rượu không làm người say mà là người tự làm mình say.  
Hoa không mê hoặc người mà là người tự tìm sự mê hoặc.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Trời

Chúng ta đừng hiểu lầm người xưa.
Nhiều người ngày nay cho rằng người xưa quan niệm Trời là cái ông nào đó, cụ thể có tên là Ngọc Hoàng Thượng Đế ở trên Thiên cung có quyền ban phúc giáng họa .v.v...
Điều đó không đúng mà cũng không sai.
Nói không sai là vì cái nào không đúng mà nhiều người cho là đúng thì nó không sai. 
Nói không đúng là vì từ thưở ấy, những bậc trí thức đã học thế này :
"Thiên thính tuyệt vô âm
Thương thương hà xứ tầm
Phi cao diệc phi viễn
Đô chỉ tại nhân tâm." - Thiệu Ung
Nghĩa là:
Trời tuyệt nhiên không có tiếng
Xanh xanh kia thế mà chẳng biết tìm ở đâu
Chẳng phải trên cao, cũng chẳng ở xa
Chỉ có ở lòng người mà thôi.

-dongquangus-