Khi bạn gặp việc khẩn cấp cần xem mệnh hoặc quẻ để tiên liệu sự việc hãy gọi/sms số 0833 139 692 hoặc 036 313 9192 ; E-mail: dongquangus@gmail.com để được tư vấn

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Tuyệt chiêu "Kháng long hữu hối" và Kinh Dịch

Ở tiểu thuyết "Thiên Long bát bộ", ngay trước khi Tiêu Phong hét lớn và thi triển tuyệt chiêu "Kháng long hữu hối" trong bộ võ "Hàng long thập bát chưởng" trứ danh để giết chết Đoàn Chính Thuần - thực ra là A Châu giả dạng -, thì không đợi đến lúc A Châu gục xuống chúng ta đã biết kết cục bi thảm của chàng.

Vì sao ?

"Kháng long hữu hối" chính là hào 6 của quẻ Càn trong Kinh Dịch, dịch là "Rồng bay lên quá cao, ắt có ăn năn".


Nghĩa Đạo của vũ trụ là hướng đến sự hài hòa, một khi cái gì đã lên quá cao hoặc quá thấp sẽ trở thành thái quá. Đạo của quẻ Càn là cực Dương, sức mạnh vô song, lấy hình tượng con rồng từ lòng đất mà bay lên. Khi rồng đã bay lên cao thì đẹp mà cao quá thì xa rời mặt đất. Xa rời mặt đất thì sẽ không còn nhìn tỏ sự việc ở thế gian nữa. Khi không còn tỏ sự việc mà lại có tuyệt chiêu tàn phá lớn thì hậu quả để lại rất đáng ân hận.

Bởi thế mà Tiêu Phong vì quá cứng rắn, không chịu buông bỏ hận thù, không suy xét tỏ tường đã tung chiêu ấy vô tình giết chết người tình là A Châu.

Nàng A Châu đã giả trang thành cha ruột của mình Đoàn Chính Thuần để đến nhận lời thách đấu, mong chết thay cha để hóa giải mối hận thù xưa giữa cha và người yêu.

Khi biết mình đã giết lầm, Tiêu Phong vô cùng ăn năn hối hận nhưng tất cả đã muộn màng.

Kể từ đó bi kịch của một anh hùng bắt đầu...

-dongquangus-